Khám phá nếp nhà Bắc Bộ xưa có đặc trưng gì nổi bật ?

5/5 - (4 bình chọn)

Ngược dòng lịch sử, kiến trúc những căn nhà Bắc Bộ xưa luôn là một dấu ấn đậm nét, khó phai nhạt trong tâm trí mỗi con người. Bởi đây từng là không gian sống và là cái nôi đầu đời nâng đỡ dìu dắt bao thế hệ trưởng thành và lớn lên. Kiến trúc Bắc Bộ xưa không chỉ có vẻ đẹp độc đáo mà nó còn lưu giữ giá trị văn hóa lịch sử đáng để tìm hiểu và khảo cứu. 

Kiến trúc nhà Bắc Bộ xưa

Qua quá trình nghiên cứu lịch sử, đồng bằng Bắc Bộ được coi là  cái nôi của người Việt cổ. Với điều kiện khí hậu thuận lợi, địa hình bằng phẳng thích hợp phát triển mạnh về mặt kinh tế. Khu vực này đã để lại cho muôn đời sau những loại hình kiến trúc rơi vào hàng kinh điển của Việt Nam điển hình là kiến trúc nhà Bắc Bộ xưa. 

>>Xem thêm: Mẫu nhà ngói 3 gian đẹp đậm chất làng quê Bắc Bộ xưa

  • Hình thức kiến trúc

Những ngôi nhà Bắc Bộ xưa thường được làm theo kiểu nhà trệt. Kiểu nhà này thường không xây lên tầng cao. Nhà chính sẽ làm theo lối hình chữ Nhất với hướng quay về một phía. 

Các gian nhà được chia thành nhiều gian khác nhau và hầu hết là gian lẻ như: 3 gian, 5 gian, 7 gian,… Các gian với kích thước được tùy chỉnh cho phù hợp. Thông thường gian trung tâm làm to hơn các gian còn lại. 

Hình ảnh nhà 3 gian Bắc Bộ
Hình ảnh nhà 3 gian Bắc Bộ
Căn nhà 3 gian 2 chái một đặc trưng rất phổ biến ở các làng quê
Căn nhà 3 gian 2 chái một đặc trưng rất phổ biến ở các làng quê
  • Kiến trúc mái 

Loại mái được dùng trong những ngôi nhà cổ truyền là mái dốc. Dưới phần mái trước có một hệ thống máng nước bố trí nhằm dẫn nước mưa chảy vào các bể chứa. 

Thông thường, mái của những căn nhà Bắc Bộ xưa lợp bằng ngói ta truyền thống. Loại ngói này sử dụng trong một khoảng thời gian dài sẽ mọc rêu phong. 

Mái nhà Bắc Bộ lợp ngói đỏ thường là ngói ta nung truyền thống
Mái nhà Bắc Bộ lợp ngói đỏ thường là ngói ta nung truyền thống
  • Vật liệu chủ yếu làm nhà

Những loại vật liệu làm những ngôi nhà gỗ cổ truyền đều là vật liệu địa phương như: gỗ, tre, nứa, gạch đất nung,… Ưu điểm của chúng là có sẵn tại quanh khu vực ở, dễ dàng tìm kiếm, tập hợp. 

>>Xem thêm: Mẫu thiết kế nhà gỗ 3 gian 4 mái đặc sắc trên tầng 2

  • Màu sắc chủ đạo trong không gian nhà ở Bắc Bộ

Ba màu sắc chủ đạo thường được người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ trang trí cho căn nhà của mình là đỏ, vàng, nâu. Mỗi màu sắc lại có những ý nghĩa riêng. Màu đỏ là màu tượng trưng cho sự may mắn theo quan niệm của người phương Đông. 

Màu vàng là màu tượng trưng cho sự tươi mới, bội thu màu của đồng lúa chín vàng. Màu nâu là màu gần gũi với người dân khi đó với ruộng đồng bùn đất, những tấm áo nâu sòng.  

Nhà cổ truyền nổi bật với những sắc nâu, đỏ, vàng là những màu đặc trưng của người dân Việt Nam
Nhà cổ truyền nổi bật với những sắc nâu, đỏ, vàng là những màu đặc trưng của người dân Việt Nam

Bố trí không gian sinh sống của người dân Bắc Bộ xưa

Bố cục không gian của những ngôi nhà Bắc Bộ xưa được phân chia lần lượt như sau. Đầu tiên là cổng nhà được làm kiên cố, vững chãi. Tiếp đến là mảnh sân trước của căn nhà. Mảnh sân này sẽ được trồng cây cối tạo không khí trong lành bên trong khối công trình. 

Quang cảnh sân vườn nhà cổ truyền Bắc Bộ nhìn từ trên cao
Quang cảnh sân vườn nhà cổ truyền Bắc Bộ nhìn từ trên cao

Sau phần sân là đến căn nhà chính. Nhà chính sẽ là khu vực đón tiếp khách đến chơi, nghỉ ngơi thư giãn của các thành viên trong gia đình. Ngoài nhà chính sẽ còn có một khối nhà phụ nằm ngang dùng là nơi nấu ăn và cất trữ đồ đạc

Sau nhà là một mảnh vườn rộng rãi trong cây cối, rau trái phục vụ cho đời sống của các thành viên. Khác với những căn nhà hiện đại làm khu vệ sinh tích hợp bên trong nhà. Với kiến trúc ngày xưa công trình này sẽ được làm riêng ra. Ngoài ra nhiều nhà còn làm các khu nuôi gà, nuôi lợn nhằm tăng gia sản xuất. 

Sự phân bổ không gian này phản ánh lối sinh hoạt của người dân Bắc Bộ chủ yếu vẫn theo các phương thức canh tác đơn giản như: trồng trọt, chăn nuôi. Ngoài ra, nó còn phản ánh lối sống gần với thiên nhiên, hài hòa với không gian xung quanh. 

>>Xem thêm: Quần thể nhà gỗ 5 gian 4 mái kết hợp nhà ngang mái thái trong khuôn viên sân vườn

Phân chia không gian trong căn nhà

Không gian nội thất những căn nhà Bắc Bộ xưa phản ánh cho sự phân chia trật tự lớn nhỏ, chính phụ rất rõ ràng. 

Bố trí các gian trong nếp nhà truyền thống 

Số gian sẽ được làm theo số lẻ, chính vì vậy, gian trung tâm sẽ dùng dành riêng cho việc thờ tự. Văn hóa thờ cúng gia tiên của người Việt là một nét đẹp rất đặc trưng thể hiện cho lòng hiếu nghĩa của người đang sống với người đã khuất. 

Những gian phụ là gian nằm ở hai bên gian chính sẽ được tổ chức thành nơi tiếp khách, nghỉ ngơi. Hai gian buồng ngoài, sẽ là nơi ngủ của mọi người. 

Không gian nội thất nhà gỗ
Không gian nội thất nhà gỗ

Thông thường để đảo bảo sự riêng tư chỉ có gian buồng ngoài mới ngăn cách với những gian chính giữa. Còn lại tất cả các gian giữa đều được thông với nhau không chia ngăn, cách vách. Điều này thể hiện sự cởi mở và tính gắn bó của các thành viên trong gia đình với nhau và với mọi người. 

Nội thất trong không gian nhà Bắc Bộ xưa

Nhà truyền thống có phần nội thất được trang hoàng lịch sự, ngăn nắp. Mỗi gian lại có những đồ nội thất đặc trưng. Nơi thờ tự đặc trưng bởi án gian, hoành phi câu đối, y môn cửa võng,… Những đồ thờ này được đục chạm hết sức sang trọng, sơn son thếp vàng đẹp mắt. 

Nơi tiếp khách thường là một bộ bàn ghế gỗ đơn giản. Nhà còn có cả những khu vực để trang trí như các tủ chè, kệ kê vào sát vách tường. Thông thường trong những ngôi nhà cổ truyền có sập gỗ. Sập được kê sát góc nhà làm nơi để gia đình nghỉ ngơi. 

Bố trí gian thờ nhà cổ truyền
Bố trí gian thờ nhà cổ truyền

Sự cách tân những nếp nhà Bắc Bộ xưa

Lối làm nhà Bắc Bộ xưa có sức sống mạnh mẽ đến thời điểm hiện tại và có thể bị lu mờ, biến mất. Nhằm phù hợp với nhu cầu của thời đại những căn nhà này được cải biến, cách tân cho phù hợp với một vài thay đổi như:

  • Thay vì tầng trệt, những ngôi nhà này được đưa lên tầng cao để có thể tổ chức được nhiều không gian sinh hoạt hơn. 
  • Khu vực vệ sinh đã được tích hợp ngay trong không gian ở đem lại sự thuận tiện cho sinh hoạt nhất là đối với những người cao tuổi.
  • Các loại vật liệu đa dạng hơn trước và bắt đầu có những loại vật liệu mới như: vật liệu tái chế, vật liệu chịu nhiệt, chịu lực,… 
  • Gian thờ thường được làm riêng ra tách khỏi các không gian sinh hoạt chung nhằm giữ sự yên tĩnh, riêng tư (trừ những căn nhà gỗ cổ truyền vẫn bố trí chung với nơi sinh hoạt). 

Xu hướng làm những ngôi nhà gỗ cổ truyền chuẩn nếp nhà Bắc Bộ xưa

Hiện nay, những ngôi nhà gỗ cổ truyền làm theo kiến trúc những ngôi nhà Bắc Bộ xưa được rất nhiều người ưa chuộng. Lý giải cho điều này bởi những căn nhà gỗ cổ truyền có dáng vẻ sang trọng mang đậm màu sắc dân dã thân thương. 

Những công trình nhà gỗ cổ truyền hiện nay thường được dùng làm không gian nghỉ ngơi, thư giãn, an dưỡng tuổi già. Hay những công trình tâm linh như: nhà thờ họ, nhà từ đường,… 

Các ngôi nhà gỗ cổ truyền hiện nay được làm theo đúng kết cấu truyền thống đem lại một không gian sống ấm cúng, ý nghĩa, thân thương. 

Những nếp nhà Bắc Bộ xưa là một trong những nguồn tài liệu quý giá trong việc khám phá, tìm hiểu về một giai đoạn lịch sử của dân tộc. Ngoài ra, với xu hướng phục dựng lại các kiến trúc cổ hòa nhịp với đời sống hiện nay là một cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa có ý nghĩa của dân tộc.

Liên hệ đơn vị uy tín chuyên thiết kế nhà gỗ cổ truyền

Kiến trúc Phúc Lộc là một đơn vị chuyên thiết kế các công trình nhà gỗ cổ truyền như: nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian, nhà thờ từ đường, nhà gỗ sân vườn…Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề và nghiên cứu kiến trúc cổ truyền.

Chúng tôi luôn đảm bảo từng chi tiết thiết kế sẽ mang lại những giá trị tinh thần, cũng như thể hiện đúng nét kiến trúc cổ truyền của Bắc Bộ.

Được thừa hưởng tinh hoa kiến trúc từ các nghệ nhân làm nhà gỗ tại làng nghề Chàng Sơn, huyện Thạch Thất Hà Nội.

Trải qua nhiều năm nghiên cứu về kiến trúc nhà Bắc Bộ. Đến nay kiến trúc Phúc Lộc đã thiết kế nhiều công trình trên cả nước. Trong số đó rất nhiều công trình đã được thi công trên thực tế như: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nghệ An…

Ngoài việc thiết kế kiến trúc, thì chúng tôi còn có cơ sở trực tiếp sản xuất và thi công trọn gói công trình mang tên thương hiệu là nhà gỗ Phúc Lộc. Nhà Gỗ Phúc Lộc là một trong những xưởng gỗ giữ gìn được nghề làm nhà gỗ kẻ truyền, được thành lập và đi lên dưới sự quản lý của chuyên gia nhà gỗ Nguyễn Huy Khiêm cùng đội ngũ các bác thợ lâu năm, giàu kinh nghiệm trong làng Chàng Sơn.

Thông tin về kiến trúc Phúc Lộc

Hotline: 0936.247.222

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo những video hay về kiến trúc nhà cổ truyền

>Tham khảo những dự án thiết kế đẹp mắt

>Tham khảo: Kiến Trúc Phúc Lộc