Không đơn thuần mang công năng trang trí, xây bình phong trước nhà còn là cách gia chủ bố trí để mang lại bình yên cho khu đất. Bởi theo quan niệm dân gian, bình phong là vật cản khí xấu muốn xâm nhập, quấy phá gia trạch. Ngoài ra, còn rất nhiều ý nghĩa khác xoay quanh việc làm bình phong trong nhà gỗ, những lưu ý cũng như cách bố trí sao cho thuận tiện, đẹp mắt…Tất cả sẽ được chúng tôi đề cập trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Bình phong là gì?
Bình phong trước nhà gỗ cổ truyền còn có một tên gọi khác là cuốn thư, là vật trang trí thường thấy trong các công trình nhà gỗ, chùa chiền, miếu mạo,…. Tấm bình phong sẽ được làm phác họa theo hình dáng cuốn thư cổ chính vì vậy nó mới có một tên gọi như vậy. Gia chủ luôn xây bình phong trước nhà, tại chính giữa căn nhà chính, đối diện với gian trung tâm.
Bình phong có rất nhiều ý nghĩa, là một trong những vật đặc trưng sử dụng trong việc trấn phong thủy giữ bình yên cho gia trạch. Bình phong có nhiều nét nghĩa giống với cột đồng trụ, sư tử đá,…. Đều là những vật gợi an lành, tài lộc cho khu đất.
>>Xem thêm: 7 mẫu nhà cổ Bắc Bộ đẹp và được ưa chuộng trên thị trường
Những họa tiết trang trí trên bình phong
Trước khi tìm hiểu ý nghĩa của việc xây bình phong trước nhà, chúng ta cùng nhau đi vào khám phá những nét hoa văn trang trí trên đó. Với hình dáng là một cuốn thư, trên bình phong được trang trí bằng nhiều họa tiết khác nhau và vô cùng độc đáo. Nổi bật nhất là hình ảnh thanh kiếm và bút mực lông được chạm trổ tinh tế trên thân bình phong. Chúng được đặt ở hai bên trái phải của cuốn thư và được thể hiện rất đa dạng với nhiều hình dáng khác nhau.
Giữa tầm bình phong thông thường sẽ là một hàng chữ cổ được chạm trổ rất nổi bật. Xung quanh hình ảnh cuốn thư có thể chạm trổ con vật, cây cối hoa lá sinh động.
Các chi tiết chạm trổ trên bình phong hay cuốn thư được làm rất tỉ mỉ. Mới nó không chỉ có ý nghĩa là vật trang trí mang còn biểu trưng có sự tốt lành, may mắn.
Ý nghĩa của việc xây bình phong trước nhà
Việc xây bình phong trước nhà gỗ rất có ý nghĩa đối với gia chủ. Điển hình như:
>>Xem thêm: Kích thước nhà lục giác bao nhiêu là đạt chuẩn trong thiết kế và thi công
-
Chắn tà khí xâm nhập vào khối công trình
Theo quan niệm xưa, phần đất gia đình muốn được an lành thường xây bình phong trước nhà. Bởi cuốn thư mang trong mình năng lượng chắn mọi khí xấu, tà ma muốn xâm nhập, quấy nhiễu không gian nhà ở.
-
Xây bình phong trước nhà nhằm hóa giải thế đất xuyên tâm kiếm
Ngoài ý nghĩa trên, gia chủ hay xây bình phong trước nhà còn muốn hóa giải thế đất xấu. Đó là thế đất bị những góc nhọn của phần đất khác hoặc những công trình có thiết kế nhọn chĩa vào căn nhà của mình.
Trong phong thủy nhà ở, thế đất bị vật nhọn hoặc các kiến trúc thiết kế nhọn chĩa thẳng vào nhà là thế rất xấu, gặp nhiều hung họa. Để hóa giải được thế đất này, thường hay cho xây bình phong trước nhà.
-
Thể hiện mong ước của gia đình đối với con cháu
Hình ảnh bình phong xây trước nhà có khắc họa hình ảnh cây bút, thanh kiếm. Điều này gợi đến mong ước của người xưa dành cho con cháu của mình đó là “văn võ song toàn”. Ngày nay nhiều người cho làm các tấm bình phong cũng mong muốn con cháu học hành giỏi giang, làm ăn phát đạt.
Cây bút, thanh kiếm cũng thể hiện cho khí phách của người anh hùng, hiên ngang giỏi giang. Đây cũng thể hiện cho tâm tư nguyện vọng của các thành viên trong gia đình với con cái.
-
Xây bình phong trước nhà có trang trí cho không gian nhà ở
Việc xây bình phong trước nhà ở còn có tác dụng trang trí cho không gian sống. Bởi bình phong được đục chạm vô cùng tỉ mỉ, kỳ công và đẹp mắt. Tấm bình phong kết hợp với cảnh sắc xung quanh khối công trình tạo màu sắc dân giã, cổ truyền vô cùng đặc trưng.
>>Xem thêm: Khám phá nếp nhà Bắc Bộ xưa có đặc trưng gì nổi bật ?
-
Lưu giữ nghệ thuật đục chạm đỉnh cao của dân tộc
Ngoài những ý nghĩa trên, việc gia chủ xây bình phong trước nhà còn là một cách lưu giữ tinh hoa đục chạm đỉnh cao của ông cha. Sự tỉ mẩn trong những nét đục chạm trên tấm bình phong còn thể hiện những nét tinh hoa của ông cha ta. Chất liệu làm bình phong rất đa dạng từ gỗ, đá, bê tông thể hiện sự ứng biến linh hoạt của những người thờ làm nghệ chạm khắc.
Ngoài ra, xây bình phong trước nhà còn là cách lưu giữ những tinh hoa văn hóa của dân tộc. Các họa tiết dân gian của Việt Nam được thể hiện một cách sinh động trên các bức bình phong và không dễ bị lu mờ theo thời gian.
Những lưu ý khi xây bình phong trước nhà
Khi xây bình phong trước nhà, gia chủ cần lưu ý những vấn đề sau:
-
Khi xây bình phong trước nhà cần lựa chọn kích thước hợp lý
Khi xây bình phong trước nhà để ý đến kích thước của vật này. Bình phong không nên làm quá bé, như vậy sẽ dễ bị lu mờ trong khu vực sân nhà. Không nên làm bình phong quá to bởi như vậy sẽ chắn hết nhiều vẻ đẹp của khối công trình.
-
Vị trí đặt đúng
Vị trí đặt của bình phong luôn là trước nhà, đối diện với gian trung tâm của căn nhà. Không nên làm khác đi bởi như vậy sẽ không phát huy được tác dụng trấn phong thủy của vật này. Ngoài ra, nên đặt bình phong tại những khu vực hợp lý thuận tiện cho việc di chuyển và đảm bảo an toàn cho mọi người.
-
Xây bình phong trước nhà chú ý lựa chọn vật liệu phù hợp
Bình phong được làm với nhiều vật liệu khác nhau như: đá, bê tông, gỗ. Mỗi loại vật liệu sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Gia chủ nên cân nhắc khi sử dụng những loại vật liệu này để đảm bảo khối công trình được hài hòa.
>>Xem thêm: Kiến trúc nhà thờ họ Việt Nam – đặc trưng nổi bật phổ biến của người Việt
Những vị trí đặt bình phong trước nhà
Sau đây là những vị trí đặt bình phong mà nhiều gia chủ hay làm. Mong đây sẽ là những gợi ý hữu ích khi gia chủ khi đang cân nhắc vị trí đặt của bình phong. Có 3 vị trí đó là:
-
Đặt bình phong trong hiên nhà gỗ
Những tấm bình phong sẽ được đặt tại vị trí trong khu vực hiên nhà gỗ. Vị trí này sẽ đối diện với gian trung tâm của ngôi nhà. Thông thường, việc bố trí vị trí trong hiên nhà thường làm bằng gỗ hoặc bằng đá.
Việc đặt bình phong ở đây nên lưu ý đến kích thước của tấm bình phong. Nên làm vừa phải không nên làm quá to sẽ chắn hết tầm nhìn từ trong ra ngoài sân. Chiều cao của bình phong nên hợp lý tránh làm quá thấp sẽ gây vấp ngã trong di chuyển.
-
Đặt bình phong trong sân nhà gỗ
Trong mảnh sân nhà gỗ cổ truyền, bình phong sẽ được làm đối diện với gian chính giữa. Nên chú ý đến khoảng cách của bình phong và vị trí của sân. Thông thường những tấm bình phong sẽ xây nằm trên chiều dài, hoặc chiều rộng của sân nhà.
Tránh xây bình phong ở chính giữa sân như vậy sẽ rất tốn diện tích và gây cản trở trong việc đi lại. Tuy nhiên nếu như khoảng sân nhà rộng có thể làm theo kiểu này.
-
Làm bình phong chìm trong tường
Nhiều gia chủ thiết kế những tấm bình phong chìm vào tường nhà. Thông thường, tường nhà sẽ chạy bao quanh không gian đất ở. Tận dụng điều này, gia chủ sẽ làm một tấm bình phong chìm trong tường tạo sự hài hòa, cân đối trong không gian.
Lưu ý thiết kế này chỉ phù hợp với những căn nhà có phần tường gần với phần nhà ở. Và phía trước nhà không bị chắn bởi các vật, tiểu cảnh khác, không gian trước nhà thông thoáng, quang đãng.
Việc xây bình phong trước nhà là một trong những phương pháp gia chủ hay sử dụng cho ngôi nhà của mình. Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta đã có một cái nhìn khái quát vật trấn phong thủy độc đáo này. Mong rằng đây sẽ là những kiến thức hữu ích của gia chủ trong quá trình thiết kế bình phong.
Liên hệ đơn vị uy tín chuyên thiết kế nhà gỗ cổ truyền
Kiến trúc Phúc Lộc là một đơn vị chuyên thiết kế các công trình nhà gỗ cổ truyền như: nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian, nhà thờ từ đường, nhà gỗ sân vườn…Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề và nghiên cứu kiến trúc cổ truyền.
Chúng tôi luôn đảm bảo từng chi tiết thiết kế sẽ mang lại những giá trị tinh thần, cũng như thể hiện đúng nét kiến trúc cổ truyền của Bắc Bộ.
Được thừa hưởng tinh hoa kiến trúc từ các nghệ nhân làm nhà gỗ tại làng nghề Chàng Sơn, huyện Thạch Thất Hà Nội.
Trải qua nhiều năm nghiên cứu về kiến trúc nhà Bắc Bộ. Đến nay kiến trúc Phúc Lộc đã thiết kế nhiều công trình trên cả nước. Trong số đó rất nhiều công trình đã được thi công trên thực tế như: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nghệ An…
Ngoài việc thiết kế kiến trúc, thì chúng tôi còn có cơ sở trực tiếp sản xuất và thi công trọn gói công trình mang tên thương hiệu là nhà gỗ Phúc Lộc. Nhà Gỗ Phúc Lộc là một trong những xưởng gỗ giữ gìn được nghề làm nhà gỗ kẻ truyền, được thành lập và đi lên dưới sự quản lý của chuyên gia nhà gỗ Nguyễn Huy Khiêm cùng đội ngũ các bác thợ lâu năm, giàu kinh nghiệm trong làng Chàng Sơn.
Thông tin về kiến trúc Phúc Lộc
Hotline: 0936.247.222
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo những video hay về kiến trúc nhà cổ truyền
>Tham khảo những dự án thiết kế đẹp mắt
>Tham khảo: Kiến Trúc Phúc Lộc