Phòng thờ là không gian linh thiêng trong mỗi ngôi nhà, đặc biệt với những người yêu thích nhà gỗ truyền thống. Thiết kế phòng thờ không chỉ cần đảm bảo yếu tố tâm linh mà còn phải tuân thủ các nguyên tắc phong thủy để mang lại sự bình an, may mắn cho gia chủ. Vậy thiết kế không gian phòng thờ cần tuân thủ những nguyên tắc gì? Mời quý vị tìm hiểu trong nội dung bài viết sau đây.
Video phát trực tiếp lắp dựng 3 gian thờ sơn son thếp vàng chất lượng cao

Nội dung chính
Phòng thờ có vai trò và ý nghĩa gì?
Phòng thờ đóng vai trò rất quan trọng trong ngôi nhà. Ngoài là không gian thờ cúng nó còn mang nhiều ý nghĩa khác như:
Mang ý nghĩa tâm linh
Thiết kế phòng thờ trong nhà gỗ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Đây là nơi thờ cúng tổ tiên, thần linh, giúp duy trì sự gắn kết giữa thế giới hữu hình và vô hình. Một phòng thờ được thiết kế đúng cách sẽ giúp gia chủ cảm thấy an yên, ấm áp mỗi khi thắp nén hương tưởng nhớ ông bà, tổ tiên.
Bên cạnh đó, phòng thờ còn phản ánh truyền thống gia đình, thể hiện sự hiếu nghĩa, biết ơn của con cháu đối với thế hệ đi trước. Dù cuộc sống có nhiều đổi thay, nhưng phong tục thờ cúng vẫn luôn được gìn giữ như một nét đẹp văn hóa thiêng liêng của dân tộc, góp phần bồi đắp tinh thần và giáo dục đạo lý “uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ sau.
Mang ý nghĩa phong thủy
Trong phong thủy, phòng thờ là nơi quy tụ linh khí, có tác động lớn đến vận khí của gia đình. Khi được bố trí hợp lý, không gian thờ cúng không chỉ mang lại cảm giác an yên, vững tâm mà còn thu hút tài lộc, gia tăng sự thịnh vượng. Bên cạnh đó, một phòng thờ trang nghiêm, thanh tịnh còn góp phần duy trì sự hài hòa trong gia đạo, giúp gia đình luôn ổn định về tinh thần, gắn kết bền chặt và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Tạo không gian kết nối giữa các thế hệ
Phòng thờ trong nhà gỗ không chỉ là nơi thờ cúng mà còn là không gian kết nối các thế hệ trong gia đình. Vào những dịp quan trọng như giỗ chạp, Tết Nguyên Đán hay giỗ tổ, con cháu quây quần dâng hương, bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Nhờ đó, truyền thống gia đình được duy trì, giúp thế hệ sau hiểu và trân trọng cội nguồn.
Bên cạnh đó, phòng thờ còn thể hiện nếp sống gia phong, bồi đắp tinh thần hiếu nghĩa. Đây là nơi các thành viên trong gia đình cùng nhau ôn lại những câu chuyện xưa, từ đó gắn kết tình cảm và lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp.
Các mẫu thiết kế phòng thờ đẹp ở nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ
Dưới đây là một số thiết kế phòng thờ đẹp trong những ngôi nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ.
-
Mẫu thiết kế phòng thờ gỗ mít trong căn nhà gỗ 3 gian

Trong căn nhà gỗ 3 gian 2 dĩ thông thoáng, phòng thờ được đặt ở trung tâm căn nhà. Giữa hai hàng cột nhà có tại gian chính giữa của ngôi nhà gỗ cổ truyền có kê án gian màu đỏ thẫm. Trên án gian chạm nổi hình con rồng uốn lượn với vẻ đẹp hút mắt.
Hai bộ câu đối được ốp vào hàng cột, sơn son thếp vàng đẹp mắt. Trên có ghi những câu đối cổ với ngụ ý tốt lành. Gỗ được lựa chọn làm đôi câu đối có màu sắc sáng, rực rỡ toát lên nét sang trọng, tôn nghiêm. Hoành phi sẽ được treo trên án gian, màu sắc đồng điệu với bộ câu đối.
Cửa võng sẽ được thiết kế treo giữa hai cột nhà. Cửa võng có đục những hoa văn rất đẹp tạo nên một bức tranh sinh động. Những chi tiết thường thấy bao gồm: hạc, dơi, hoa sen, hoa mai, hoa đào,…
>Xem thêm: Thiết kế gian thờ nhà cổ truyền và những điều không thể bỏ qua
-
Mẫu thiết kế phòng thờ gỗ lim trong căn nhà gỗ 3 gian có hậu cung
Hậu cung là phần được làm thụt vào bên trong một khoảng không gian bố trí ở gian chính giữa căn nhà gỗ. Nơi đây sẽ là vị trí để đặt đồ thờ tự. Điểm nổi bật nhất của những ngôi nhà có thiết kế hậu cung đó là không gian thờ tự sẽ rộng rãi hơn, thích hợp với gia chủ muốn đặt được nhiều đồ. Ngoài ra, hậu cung còn khiến cho nơi cúng bái gia tiên được riêng tư, tách biệt với không gian sống trong căn nhà gỗ.

Phần hậu cung được ốp gỗ đem lại không khí ấm cúng, thâm nghiêng cho khu vực thờ tự. Khu vực này sẽ bố trí những cây đèn cầy đốt bằng dầu hoặc hiện đại hơn có thể thay thế bằng những bóng đèn hình quả nhỏ nhắn. Ánh sáng được ưa chuộng là các màu vàng, đỏ đem lại không khí huyền ảo cho nơi cúng bái.
Chính giữa thiết kế phòng thờ có đặt lư hương bằng kim loại trang trí với hình dáng và những họa tiết mang đậm phong cách dân gian, cổ truyền. Một chiếc sập nhỏ được bày trước án gian là nơi mọi người để lễ vật thờ cúng.
>Xem thêm: Cách bố trí thiết kế nội thất nhà thờ họ theo đúng phong thủy không thể bỏ qua
-
Mẫu thiết kế phòng thờ gỗ gõ đỏ trong căn nhà gỗ 5 gian thông hiên
Trong 5 gian nhà gỗ thông hiên rộng rãi, vị trí chính giữa, trung tâm được trang trọng làm nơi thờ gia tiên. Thiết kế phòng thờ gia đình mang lại sự thuận tiện trong việc trông coi không gian cúng bái gia tiên. Đối với người Việt, nơi thờ tự là khu vực rất liêng thiêng và tôn quý. Chính vì vậy, khi bố trí nơi đặt cũng là những nơi nổi bật nhất, ở những vị trí đẹp nhất, trang hoàng lộng lẫy nhất.

Điểm đặc biệt nhất khi mọi người tham quan thiết kế phòng thờ này đó chính là sự tinh tế trong đồ thờ nội thất. Bộ đồ thờ thường được sử dụng trong căn nhà gỗ cổ truyền là đồ thờ tam sư mai điểu. Bao gồm: đại tự, y môn, cửa võng, hoành phi, câu đối, ngai thờ, án gian,…
Bộ đồ thờ được đục rất tinh xảo, tỉ mỉ và kỳ công. Các hoa văn thường thấy như: con hạc, con rơi, con rồng, hoa đào, hoa mai, mây, sóng, dây leo, chữ phúc….Tạo thành những bức tranh sống động mà đầy sang trọng cho không gian thờ.

Chất liệu từ tự nhiên, cuộc sống được chọn lựa, chắt lọc đục chạm trên những nội thất đồ thờ một cách tinh tế. Ngoài ra bản thân chúng cũng mang những ý nghĩa tốt lành. Đây cũng thể hiện quan niệm vạn vật hữu linh của người Việt Nam.
Tại gian thờ còn bày đôi lọ lục bình khảm vàng đẹp mắt. Sự xa hoa, sang trọng của thiết kế phòng thờ khiến khách đến chơi choáng ngợp. Các đồ vật được sắp xếp khoa học theo cách bài trí đăng đối mang lại sự khoa học, thống nhất và đồng điệu.
-
Mẫu thiết kế phòng thờ trong căn nhà gỗ 5 gian trên tầng 2
Thiết kế phòng thờ tầng 2 đặt tại vị trí cao ráo, thông thoáng và rất riêng tư. Thiết kế phòng thờ tách biệt với không gian sinh hoạt của con người. Mặc dù tách biệt nhưng nhà thờ đặt trong công trình sống mang vẫn đem lại sự thuận tiện cho việc chăm sóc, hương hỏa, quét dọn cho không gian thờ tự.

Thiết kế phòng thờ được đặt trên tầng 2 với thiết kế cổ truyền. Còn tầng 1 là không gian sinh hoạt làm theo lối hiện đại. Hai màu sắc của hai lối kiến trúc khác nhau hòa quyện vào không gian tạo ra một chỉnh thể hài hòa.
Hiên nhà được làm rộng rãi đón được nhiều ánh sáng và khí trời treo những chiếc đèn lồng tạo nên phong cách cổ điển, đẹp mắt. Phần lan can làm chắc chắn đảm bảo cho các hoạt động trên tầng 2 được an toàn.
2 nguyên tắc thiết kế phòng thờ
Để có một phòng thờ phù hợp với nhà gỗ, gia chủ cần tuân thủ các nguyên tắc thiết kế như sau:
Hướng đặt phòng thờ
Hướng đặt phòng thờ có ảnh hưởng lớn đến vận khí của gia đình. Khi thiết kế phòng thờ trong nhà gỗ, gia chủ nên chú ý các yếu tố sau:
- Chọn hướng tốt theo phong thủy: Phòng thờ nên đặt theo hướng phù hợp với mệnh của gia chủ, phổ biến là các hướng như: Đông Bắc, Tây Bắc hoặc Nam. Tránh đặt phòng thờ ở hướng xấu như hướng Ngũ Quỷ hoặc Tuyệt Mệnh.
- Gian thờ đặt ở trung tâm nhà gỗ: Trong nhà gỗ truyền thống, gian thờ thường nằm ở gian chính giữa để thể hiện sự tôn nghiêm, trang trọng. Đây là vị trí trung tâm, nơi con cháu dễ dàng quây quần, dâng hương cúng bái.
- Tránh đặt phòng thờ gần những khu vực có nhiều tiếng ồn: Phòng thờ cần đảm bảo sự yên tĩnh, tránh đặt ở những nơi dễ bị ảnh hưởng bởi âm thanh lớn để giữ sự trang nghiêm.
Nguyên tắc cân bằng âm dương trong thiết kế phòng thờ
Cân bằng âm dương là yếu tố quan trọng trong thiết kế phòng thờ, đặc biệt với những ngôi nhà gỗ có không gian đặc trưng. Để đảm bảo yếu tố này, gia chủ cần lưu ý:
- Màu sắc hài hòa: Không gian phòng thờ nên sử dụng các gam màu trầm, ấm như: nâu gỗ, vàng đồng… để tạo cảm giác ấm cúng, tĩnh lặng.
- Ánh sáng phù hợp: Phòng thờ cần có ánh sáng tự nhiên nhẹ nhàng, kết hợp với đèn vàng để duy trì sự cân bằng giữa âm và dương. Không nên để ánh sáng quá mạnh hoặc quá tối, làm ảnh hưởng đến sự trang nghiêm của không gian thờ cúng.
- Bố trí nội thất hợp lý: Bàn thờ, sập thờ nên đặt ở vị trí phù hợp, tránh nơi có gió lùa mạnh hoặc ánh sáng quá chói. Trong nhà gỗ truyền thống, việc tận dụng chất liệu gỗ tự nhiên làm nội thất giúp tăng sự trang nghiêm và giữ gìn vẻ đẹp cổ kính.
Những lưu ý trong thiết kế phòng thờ
Trong việc bố trí, thiết kế phòng thờ gia chủ nên lưu ý những vấn đề sau để mang lại tài lộc, may mắn cho gia đình.
-
Vị trí đặt bàn thờ, án gian

Đây là một điểm rất quan trọng trong việc thiết kế phòng thờ. Trong phong thủy vị trí đặt bàn thờ, án gian tránh tuyệt đối đặt đối diện nhà vệ sinh hoặc nhà bếp. Bởi không gian thờ tự là chốn linh thiêng, cần phải trong sạch, thanh tịnh tránh những luồng khí ô uế, không tốt lành. Ngoài ra cũng không nên đặt bàn thờ tại khu vực gầm cầu thang hoặc dưới thanh xà ngang.
-
Bố trí các vật dụng trong phòng thờ

Các vật dụng thiết kế phòng thờ phải được bố trí một cách gọn gàng khoa học thuận tiện trong quá trình con người chăm sóc khu vực thờ cúng. Bên cạnh đó, phòng thờ là đặc trưng của tính hỏa rất kị đặt những đồ vật hệ thủy như bể cá trong không gian thờ tự gia tiên.
Những đồ phát ra âm thanh ồn ào, huyên náo cũng không nên bố trí tại nơi này như: loa, đài, ti vi,….Bởi không gian thờ tự phải bố trí yên tĩnh tránh huyên náo.
-
Vật liệu nội thất đồ thờ
Để có một không gian thờ đẹp, hoành tráng và trang nghiêm gia chủ cần đặc biệt quan tâm đến chất liệu, vật liệu của nội thất đồ thờ. Hầu hết, các đồ trong không gian thờ sử dụng vật liệu gỗ là chủ yếu. Gia chủ nên cân nhắc sử dụng loại gỗ nào cho hợp lý. Thông thường các loại gỗ dùng làm đồ thờ bao gồm: gỗ lim, gỗ gõ đỏ, gỗ mít,….

Gỗ lim có độ bền, cứng rất thích hợp sử dụng làm vật liệu của đồ thờ. Bởi nó sẽ giúp án gian, cửa võng, y môn,….có giá trị sử dụng lâu bền. Gỗ gõ đỏ cũng được ưa thích không kém vì nó có màu sắc đẹp mắt, giàu giá trị thẩm mỹ. Không gian thờ với vật liệu gỗ gõ đỏ tạo nên sự cao quý, sang trọng. Gỗ mít là loại gỗ mang nhiều ý nghĩa về mặt tâm linh thường được dùng trong làm đồ thờ với màu vàng đẹp mắt quý phái.
-
Hệ thống ánh sáng

Ánh sáng cũng là một phần quan trọng trong thiết kế phòng thờ. Nên lựa chọn những cây đèn có màu sắc ấm, trung tính mang lại sự thư thái và trang nghiêm cho không gian. Đặc biệt không nên làm dụng các đèn trang trí nhấp nháy hoặc ánh đỏ khiến không gian quá nặng nề.
Hình ảnh thiết kế không gian thờ đẹp ở nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ










Trên đây là những gợi ý về các mẫu thiết kế phòng thờ đẹp quý vị có thể tham khảo cho căn nhà gỗ cổ truyền của mình. Mong rằng sẽ giúp ích cho gia chủ có thêm nhiều lựa chọn cho không gian thờ nhà mình. Nếu quý vị đang có nhu cầu thiết kế phòng thờ vui lòng liên hệ với chúng tôi Kiến Trúc Phúc Lộc để được tư vấn tốt nhất.
Thông tin về kiến trúc Phúc Lộc
Hotline: 0936.247.222
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo: những video hay về kiến trúc nhà cổ truyền
>Tham khảo: những dự án thiết kế đẹp mắt
>Tham khảo: Kiến Trúc Phúc Lộc