Tất Tần Tật thông tin về cửa bức bàn nhà gỗ cổ truyền

5/5 - (2 bình chọn)

Hiếm có loại cửa nào như cửa bức bàn, mà chỉ cần nhắc tên là gợi ngay đến kiến trúc của một ngôi nhà. Kiểu cửa này rất đặc trưng và như một phần không thể thiếu trong ngôi nhà gỗ cổ truyền. Ngoài ý nghĩa bảo vệ ngôi nhà, cửa bức bàn còn gợi lên nét duyên dáng và thanh thoát cho căn nhà với những nét đục chạm đặc sắc. 

Tham khảo thêm mẫu thiết kế nhà gỗ 3 gian kết hợp nhà ngang

Vị trí của cửa bức bàn trong ngôi nhà gỗ cổ truyền

Vừa là cửa, vừa là cấu kiện quan trọng trong ngôi nhà gỗ, cửa có vị trí nằm giữa 2 cột con ở khu vực hiên. Vị trí này tạo nên sự phân chia không gian, phía trước cửa sẽ là hiên và bên ngoài nhà. Phía sau cửa là bên trong ngôi nhà gỗ. 

cửa bức bàn
Vị trí của cửa

Cửa bức bàn làm bằng gỗ bao gồm nhiều cánh, các cánh luôn là số chẵn. Có cửa có 2 cánh, có cửa 4 cánh, có cửa 6 cánh… Phổ biến nhất là loại cửa 4 cánh trong những ngôi nhà cổ truyền. 

Cấu tạo cửa bức bàn 

Cửa có cấu tạo khá đơn giản bao gồm 3 bộ phận: 

  • Cánh cửa: Cánh cửa bức bàn được chia thành 5 phần bao gồm 2 pano có kích thước lớn và 3 lá cổ có kích thước nhỏ hơn. Lá cổ sẽ có vị trí ở trên cùng, chính giữa, cuối cùng của phần cánh. Nằm xen giữa 3 lá cổ là 2 pano đục chạm hoa văn ấn tượng. 
cửa bức bàn
Cánh cửa chia thành 5 phần
  • Cối cửa: Vì là loại cửa làm bằng gỗ rất nặng, nên thay vì sử dụng những bản lề kim loại, cửa bức bàn lại sử dụng cối cửa giúp liên kết các cánh với nhau. Cối cửa giúp cho phần cánh không bị xệ xuống theo thời gian, ngoài ra khi tháo lắp cửa cũng dễ dàng hơn. 
  • Khóa cửa: Bộ phận không thể thiếu của cửa bức bàn là khóa cửa. Với những ngôi nhà xưa cũ, khóa làm theo kiểu then cài. Còn hiện nay, nhiều gia đình sử dụng loại khóa kim loại với nhiều hình dáng đẹp mắt và cũng đảm bảo an toàn cho ngôi nhà. 
cửa bức bàn
Khóa cửa dạng then cài

Phân loại cửa bức bàn 

Trong các công trình nhà gỗ cổ truyền, cửa bức bàn được phân ra thành 2 loại đó là: 

Cửa bức bàn ghép

cửa bức bàn
Mẫu cửa bức bàn ghép

Cửa bức bàn ghép được làm từ pano đặc có đục chạm hoa văn cả 2 mặt. Mẫu cửa này tạo sự kín đáo và riêng tư cho căn nhà. Không những vậy vì cánh cửa đục đục chạm hoa văn từ trên xuống dưới, khiến cho ngôi nhà trở nên thật ấn tượng và giàu giá trị về mặt thẩm mỹ. 

Loại cửa này được trong nhiều công trình nhà gỗ cổ truyền khác nhau. 

>Xem thêm: Chia sẻ về cách chọn gỗ trong làm nhà cổ truyền Bắc Bộ

Cửa bức bàn thượng song hạ bản

cửa bức bàn
Cửa thượng song hạ bản

Gọi là thượng song hạ bản vì pano phía trên cửa cửa làm theo kiểu con song tiện gỗ. Các con song xếp cách nhau tạo thành những lỗ trống trên mặt cửa rất nghệ thuật. Kiểu cửa này đem đến sự thông thoáng cho ngôi nhà, giúp không khí lưu thông từ bên trong ra bên ngoài nhà dễ dàng. 

Mẫu cửa này thì đặc trưng hơn, thường xuất hiện trong các công trình tôn giáo như: nhà thờ họ, đình, chùa… 

Hoa văn đục chạm trên cửa 

Đáng chú ý nhất của cửa bức bàn đó chính là hoa văn đục chạm trên cửa. Mẫu hoa văn này rất độc đáo và giàu ý nghĩa như:

  • Mẫu hoa văn ngũ phúc lâm môn: Hoa văn này đục chạm phần pano phía trên của cửa bức bàn với hình tượng 5 con dơi bay vòng quanh chữ Phúc. Hoa văn thể hiện mong ước của con người, mong rằng trong đời sống hưởng được 5 phúc phần: Phúc – Lộc – Thọ – Khang – Ninh. 
cửa bức bàn
Hoa văn ngũ phúc lâm môn
  • Mẫu hoa văn tứ quý: Hoa văn tứ quý bao gồm 4 loại cây tùng – cúc – trúc – mai tượng trưng cho 4 mùa xuân – hạ – thu – đông. Hình ảnh những loài cây đục chạm trên phần pano phía dưới cửa bức bàn trong trạng thái tươi tốt và rực rỡ nhất. Hoa văn không chỉ đẹp mà còn thể hiện sự may mắn, phú quý. 
cửa bức bàn
Hoa văn tứ quý hóa tứ linh
  • Mẫu hoa văn tứ quả: Hoa văn tứ quả bao gồm 4 loại quả đào – lê – thủ – lựu, mỗi loại quả lại có ý nghĩa riêng. Quả đào tượng trưng cho sự trường thọ, quả lê tượng trưng cho sự thành đạt, quả phật thủ hình dáng giống bàn tay Phật tượng trưng cho sự che chở, còn quả lựu với ý nghĩa đông con nhiều cháu. 

>Xem thêm: Nhà thờ từ đường 3 gian trong văn hóa thờ gia tiên của người Việt

Vai trò của cửa trong ngôi nhà gỗ cổ truyền

Đối với ngôi nhà gỗ cổ truyền, cửa bức bàn có những vai trò quan trọng như: 

  • Bảo vệ an ninh cho ngôi nhà: Cánh cửa vững chắc giúp cho mọi người sống trong nếp nhà gỗ cảm giác được sự an toàn khi tránh khỏi các tác động của thời tiết như nắng nóng, mưa gió. Bên cạnh đó, cửa chắc chắn còn giúp chống trộm cắp. 
  • Điều hòa ánh sáng và gió vào nhà: Cửa giúp gia đình chủ động điều hòa ánh sáng cùng gió vào trong nhà. Nếu như quá nhiều nắng, gió có thể khép các cánh cửa lại để hạn chế. Hoặc để nhà đón nhận được nhiều nắng gió sẽ mở các cánh cửa ra. 
  • Gia tăng sự bền chắc trong kết cấu nhà: Cửa bức bàn còn giúp cho kết cấu nhà gỗ cổ truyền vững chãi, chắc chắn. Các cánh cửa làm bằng gỗ to, cứng cáp giữa có kết cấu nhà ổn định và không bị sập xệ theo thời gian. 
  • Tăng tính thẩm mỹ cho căn nhà: Ngôi nhà với hàng cửa bức bàn đục chạm độc đáo khiến cho không gian trở nên sống động, đẹp mắt.

Làm cửa bức bàn nên chọn loại gỗ nào?

Để có được một bộ cửa bức bàn ưng ý và phù hợp với ngôi nhà của mình, việc chọn gỗ là rất quan trọng. Gỗ làm cửa bức bàn thường được làm tương đồng với gỗ làm ngôi nhà cổ truyền. Ví dụ, nếu nhà làm bằng gỗ lim thì cửa bức bàn cũng làm bằng gỗ lim, nhà làm bằng gỗ mít thì cửa bức bàn cũng làm bằng loại gỗ mít…. 

cửa bức bàn
Lựa chọn gỗ làm cửa cùng với gỗ làm nhà

Sau đây là những loại gỗ chất lượng có độ bền, cứng cáp và màu sắc đẹp mắt rất thích hợp làm cửa bức bàn như: 

  • Gỗ gõ đỏ: Gỗ gõ đỏ với màu nâu đỏ đặc trưng, vân gỗ sáng và rõ nét và đặc biệt rất chắc chắn thích hợp để làm cửa bức bàn. 
  • Gỗ lim tali: Là loại gỗ nhập khẩu từ Nam Phi, gỗ lim tali có sắc nâu sang trọng cũng độ cứng rắn không kém gì gỗ gõ đỏ sẽ là một sự lựa chọn phù hợp cho cửa nhà cổ truyền. Ngoài ra, trên thân gỗ lim có những đường vân đẹp mắt tạo hình sóng, hình mây, hình núi… khi làm cửa sẽ hết sức thẩm mỹ. 

Liên hệ đơn vị uy tín chuyên thiết kế nhà gỗ cổ truyền

Kiến trúc Phúc Lộc là một đơn vị chuyên thiết kế các công trình nhà gỗ cổ truyền. Như: nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian, nhà thờ từ đường, nhà gỗ sân vườn…Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề và nghiên cứu kiến trúc cổ truyền.

Chúng tôi luôn đảm bảo từng chi tiết thiết kế sẽ mang lại những giá trị tinh thần. Cũng như thể hiện đúng nét kiến trúc cổ truyền của Bắc Bộ.

Được thừa hưởng tinh hoa kiến trúc từ các nghệ nhân làm nhà gỗ tại làng nghề Chàng Sơn, huyện Thạch Thất Hà Nội.

Trải qua nhiều năm nghiên cứu về kiến trúc nhà Bắc Bộ. Đến nay kiến trúc Phúc Lộc đã thiết kế nhiều công trình trên cả nước. Trong số đó rất nhiều công trình đã được thi công trên thực tế. Điển hình như: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nghệ An…

Ngoài việc thiết kế, thì chúng tôi còn có cơ sở trực tiếp sản xuất. Đông thời thi công trọn gói công trình. Mang tên thương hiệu là nhà gỗ Phúc Lộc.

Nhà Gỗ Phúc Lộc là một trong những xưởng gỗ giữ gìn được nghề làm nhà gỗ kẻ truyền. Được thành lập và đi lên dưới sự quản lý của chuyên gia nhà gỗ Nguyễn Huy Khiêm. Cùng đội ngũ các bác thợ lâu năm, giàu kinh nghiệm trong làng Chàng Sơn.

Cửa bức bàn trong ngôi nhà gỗ cổ truyền là một kiểu cửa đẹp và độc đáo thể hiện sự khéo léo, tinh tế trong việc làm nhà của ông cha ta. Hình ảnh cửa bức bàn và những ngôi nhà cổ truyền đã không còn quá xa lạ trong thời gian hiện nay. Vì nhiều người càng ngày càng ý thức được việc gìn giữ, tiếp nối kiến trúc cổ cùng với đó là thấy được nét sang trọng của những ngôi nhà xưa.

Thông tin về kiến trúc Phúc Lộc

Hotline: 0936.247.222

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo: những video hay về kiến trúc nhà cổ truyền

>Tham khảo: những dự án thiết kế đẹp mắt

>Tham khảo: Kiến Trúc Phúc Lộc