Thiết kế gian thờ sao cho phù hợp, hài hòa và đạt tính thẩm mỹ cao là một trong những điều được gia chủ hết sức chú tâm. Bởi đây là không gian tâm linh mà nhiều gia đình mong muốn bày tỏ lòng thành kính của mình đối với tổ tiên, nhớ về nguồn cội. Vậy khi thiết kế gian thờ nhà gỗ cổ truyền cần chú ý những điều gì? Tất cả sẽ được chúng tôi tiết lộ ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Video lắp dựng 3 gian thờ sơn son thếp vàng
Nội dung chính
Tầm quan trọng của không gian gian thờ tự
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một trong những nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Thể hiện việc biết ơn, trân quý những giá trị mà ông cha để lại cho con cháu đời sau. Gian thờ gia tiên thường thiết kế tại nơi trang trọng nhất trong căn nhà. Thường thiết kế gian thờ sẽ nằm ở vị trí trung tâm, gian chính giữa của căn nhà gỗ cổ truyền.
Thiết kế gian thờ là không chỉ giúp cho con cháu có nơi thắp nhang thể hiện đạo hiếu với gia tiên. Đây còn là không gian để mọi người trong gia đình báo cáo những công việc với tiên tổ. Những công việc từ hệ trọng như: cưới hỏi, lễ tết, thi cử… Đến những việc như cầu bình an khi đi xa, báo cáo với tiên tổ người thân từ xa đã về,…Không gian xung quanh gian thờ, là nơi con cháu trò chuyện gắn kết tình cảm trong gia đình.
>>Xem thêm: Top các mẫu thiết kế phòng thờ đẹp ở nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ
Có thể thấy việc thiết kế gian thờ mang một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của gia đình Việt. Không chỉ thể hiện sự kính trọng với người đời trước mà còn là nơi để gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau. Truyền thống này nối truyền từ đời này sang đời khác tạo thành một nét văn hóa rất riêng, đặc sắc của người dân Việt Nam.
Những đồ thờ cần thiết trong thiết kế gian thờ nhà cổ truyền
Thiết kế không gian thờ cúng cho nhà gỗ cổ truyền sẽ tùy thuộc vào từng nhu cầu của gia chủ. Tuy nhiên sẽ có những đồ vật sau được thiết kế trong gian thờ nhà gỗ như:
-
Án gian
Án gian được làm bằng gỗ là nơi đặt các đồ vật thờ tự như: bát hương, bài vị, đỉnh hạc, đèn,…. Và các vật phẩm tế lễ: hoa quả, xôi chè. Án gian được thiết kế với độ cao hợp lý thuận tiện cho việc gia chủ thuận tiện trong việc chăm sóc không gian thờ tự. Trong thiết kế gian thờ nhà gỗ cổ truyền, án gian sẽ được đặt tại gian trung tâm của căn nhà.
Những họa tiết chạm khắc trên án gian rất sống động và tỉ mẩn thể hiện sự khéo léo công sức của người thợ làm nghề mộc. Những hoa văn thường thấy như hoa sen, rồng, mây, sóng, dơi,…. Mỗi họa tiết đều có ý nghĩa riêng của mình và thể hiện những ngụ ý tốt đẹp mong muốn tốt lành, tài lộc cho gia chủ.
-
Hoành phi câu đối
Hoành phi câu đối là những tấm gỗ ngang và dọc có khắc những chữ Hán ghi những lời răn dạy của tổ tiên cho con cháu đời sau về lẽ sống. Hoành phi câu đối thường được sơn son thếp vàng rất đẹp mắt.
Khi thiết kế những bộ hoành phi câu đối mang lại sự sang trọng, bề thế cho khu vực tâm linh này. Câu đối sẽ thường đi thành những cặp cùng nhau. Số lượng bộ câu đối có thể nhiều ít tùy diện tích gian thờ và sở thích của gia chủ.
-
Y môn, cửa võng
Ngoài những đồ thờ trên, sự xuất hiện của y môn, cửa võng cũng rất thường thấy trong không gian thờ trong căn nhà gỗ cổ truyền. Đây là phần ngăn cách không gian bên trong và bên ngoài trong việc thiết kế gian thờ tự gia tiên. Trên y môn đặt nằm trên cửa võng là một tấm gỗ có đục chạm rất nhiều chi tiết đẹp mắt.
>>Xem thêm: Tổng hợp 20 mẫu thiết kế nhà có phòng thờ đẹp để bạn tham khảo
Cửa võng có hình chữ M võng xuống uốn lượn mềm mại. Để làm ra được cửa võng người thợ làm nghề sử dụng thủ pháp đục thủng trên gỗ. Công việc này tạo ra các chi tiết sống động liên kết chặt chẽ với nhau. Khi có ánh sáng bên ngoài chiếu vào cửa võng sẽ tạo thành những vệt sáng với hình dạng độc đáo. Điều này khiến cho không gian thờ trở nên huyền ảo hơn.
Thiết kế gian thờ đẹp trong ngôi nhà gỗ cổ truyền
Theo tín ngưỡng thờ tự của người Việt, thiết kế gian thờ đúng sẽ đặt bàn thờ hoặc án gian ở gian trung tâm căn nhà gỗ đối diện trực tiếp với cửa chính. Điều này để mỗi khi người từ bên ngoài bước vào bên trong, đầu tiên sẽ thấy khu vực thờ tự gia tiên. Thể hiện ý nghĩa lúc nào con người cũng hướng về nguồn cội của mình và biết ơn về những giá trị cha ông để lại.
Gian thờ sẽ đặt án gian hoặc bàn thờ nơi bày bát hương, bài vị và đồ thờ….Trong việc thiết kế gian thờ chính giữa án gian là bát hương biểu trưng cho vũ trụ. Hai bên góc ngoài cùng của bàn thờ sẽ đặt hai cây đèn cầy hoặc đèn điện trang trí nhỏ màu vàng hoặc đó. Cây bên trái tượng trưng cho mặt trời, cây bên phải tượng trưng cho mặt trăng.
Những cột trong gian giữa của căn nhà gỗ cổ truyền sẽ treo các bộ câu đối. Giữa hàng cột treo hoành phi, y môn, cửa võng. Không gian được bố trí trang nghiêm.
Nhiều gia đình còn kê một chiếc sập nhỏ dùng làm nơi để các vật thờ như: xôi chè, gà, hoa quả,…. ở trước án gian. Nhiều gia đình cũng thiết kế đặt thêm một lư hương tại khu vực này.
Những lưu ý trong quá trình thiết kế gian thờ nhà gỗ cổ truyền
Trong quá trình thiết kế, gia chủ nên lưu ý những vấn đề sau:
-
Vị trí đặt của gian thờ
Gian thờ phải được thiết kế tại vị trí sạch sẽ, cao ráo, trang trọng. Tránh xa những thứ uế tạp như đặt gần nhà vệ sinh hoặc gần nhà bếp. Bàn thờ, án gian được kê chắc chắn tại vị trí trung tâm của gian thờ tránh việc xê dịch bàn thờ, án gian liên tục.
-
Kích thước trong thiết kế gian thờ
Kích thước của gian thờ được làm chuẩn theo những cung đẹp trên thước lỗ ban nhằm mang lại tài lộc, bình an cho gia chủ. Cần bố trí kích thước án gian, hoành phi câu đối,… cân đối vừa vặn với không gian thờ tự. Tránh việc làm quá nhỏ khiến cho không gian trở nên trống vắng hoặc làm quá to khiến khu thờ có cảm giác chật chội, bí bách.
-
Vật liệu thi công gian thờ
Vật liệu khu vực thờ thường được làm bằng gỗ. Nên lựa chọn những loại gỗ chất lượng cao mang lại giá trị sử dụng lâu bền và không dễ bị hỏng hóc, mối mọt. Các loại gỗ thường dùng làm đồ thờ như: gỗ lim, gỗ gõ đỏ, gỗ mít,….Bởi đây là loại gỗ tâm linh có màu vàng sang trọng.
>Xem thêm: Thiết kế cảnh quan sân vườn – báo giá chi tiết năm 2022
-
Bố trí ánh sáng trong thiết kế gian thờ
Nên lựa chọn những màu ấm thiết kế gian thờ trong ngôi nhà gỗ cổ truyền. Tránh sử dụng những đèn trang trí nhấp nháy nhiều màu sắc hoặc có màu trầm u tối. Ngoài ra, những đồ thờ nên được làm với những tông màu đồng điệu với nhau tạo sự khoa học trong không gian.
Đơn vị chất lượng chuyên thiết kế gian thờ nhà gỗ truyền thống
Kiến trúc Phúc Lộc là một đơn vị chuyên thiết kế các công trình nhà gỗ cổ truyền. Như: nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian, nhà thờ từ đường, nhà gỗ sân vườn…Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề và nghiên cứu kiến trúc cổ truyền.
Chúng tôi luôn đảm bảo từng chi tiết thiết kế sẽ mang lại những giá trị tinh thần. Cũng như thể hiện đúng nét kiến trúc cổ truyền của Bắc Bộ.
Được thừa hưởng tinh hoa kiến trúc từ các nghệ nhân làm nhà gỗ tại làng nghề Chàng Sơn, huyện Thạch Thất Hà Nội.
Trải qua nhiều năm nghiên cứu về kiến trúc nhà Bắc Bộ. Đến nay kiến trúc Phúc Lộc đã thiết kế nhiều công trình trên cả nước. Trong số đó rất nhiều công trình đã được thi công trên thực tế. Điển hình như: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nghệ An…
Ngoài việc thiết kế, thì chúng tôi còn có cơ sở trực tiếp sản xuất. Đông thời thi công trọn gói công trình. Mang tên thương hiệu là nhà gỗ Phúc Lộc.
Nhà Gỗ Phúc Lộc là một trong những xưởng gỗ giữ gìn được nghề làm nhà gỗ kẻ truyền. Được thành lập và đi lên dưới sự quản lý của chuyên gia nhà gỗ Nguyễn Huy Khiêm. Cùng đội ngũ các bác thợ lâu năm, giàu kinh nghiệm trong làng Chàng Sơn.
Thiết kế gian thờ nhà cổ truyền là một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chăm chút và am hiểu một số nguyên tắc nhất định. Bởi không gian thờ có ý nghĩa rất quan trọng đối với người Việt. Khu vực thờ tự không chỉ là không gian để tưởng niệm, ghi nhớ, tri ân về các bậc tổ tiên. Nó còn là bến đỗ tâm linh giúp con người cảm thấy có chỗ nương tựa về mặt tinh thần.
Thông tin về kiến trúc Phúc Lộc
Hotline: 0936.247.222
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo: những video hay về kiến trúc nhà cổ truyền
>Tham khảo: những dự án thiết kế đẹp mắt
>Tham khảo: Kiến Trúc Phúc Lộc