Kết cấu mái nhà gỗ truyền thống miền Bắc đặc trưng bởi hệ thống các lớp xếp chồng lên nhau: hoành, rui, mè. Nó đã tạo thành một bộ mái vững chắc và kiến cố cho công trình khi mưa gió to. Bài viết ngày hôm nay sẽ có quý vị hiểu rõ hơn về phần kết cấu quan trọng này của căn nhà gỗ cổ truyền.
Video về 5 mẫu thiết kế nhà gỗ 5 gian sân vườn
Nội dung chính
Đôi nét về kiến trúc mái nhà truyền thống Bắc bộ
Từ hình dáng bên ngoài ta có thể dễ dàng nhận biết kiến trúc nhà cổ truyền Bắc bộ vì nó có phần mái rất đặc trưng.
- Đặc trưng đầu tiên có thể nhìn thấy đó là mái nhà truyền thống Bắc bộ lợp ngói. Điểm này khác biệt với những căn nhà gỗ Nam bộ thường dùng lá dừa để lợp mái.
- Theo thời gian, ngói của những căn nhà cổ sẽ mọc rêu phong tạo thành một khung cảnh đậm chất cổ kính.
- Mái nhà truyền thống Bắc bộ làm rất dốc với độ dốc lên đến 68%.
- Nhà cổ truyền sẽ có 2 kiểu mái phổ biến đó là: 2 mái dốc đầu hồi bít đốc và 4 mái chạy xung quanh.
- Triền mái nhà cổ Việt Nam thẳng không cong như triền mái các công trình cổ của Trung Quốc.
- Trên mái nhà sẽ trang trí với những vật như: gạch hoa chanh, con kìm, trụ, đại tự….
>Xem thêm: Kết cấu nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ bao gồm những gì?
Kết cấu mái nhà gỗ truyền thống Bắc bộ
Kết cấu mái nhà gỗ cổ truyền làm theo kiểu chồng lớp gồm: hoành, rui, mè, gạch màn, ngói truyền thống gối lên nhau thành từng lớp. Hệ thống này sẽ tạo cho công trình độ kiến cố và loại bỏ tình trạng nước mưa thấm dột vào bên trong. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về kết cấu mái nhà gỗ cổ truyền.
Hoành trong kết cấu mái nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
Trong bộ mái nhà gỗ, hoành là các dầm chính đỡ mái và nằm xuôi theo chiều dọc của căn nhà. Các hoành sẽ cách nhau thành từng khoảng lần lượt và đều đặn.
Khoảng cách của các hoạch sẽ biến động tùy vào kích thước của căn nhà gỗ cổ truyền. Hoành sẽ nằm gối lên trên kẻ tạo thành sự liên kết giữa phần mái và phần khung của những căn nhà gỗ cổ truyền.
Rui trong kết cấu mái nhà gỗ cổ truyền
Nếu như trong kết cấu nhà gỗ cổ truyền hoành là cách dầm chính, thì rui chính là các dầm phụ thuộc bộ mái của nhà. Rui sẽ được đặt dọc theo chiều dốc của mái. Theo đó, rui sẽ đặt vuông góc với hoành và nằm gối lên hoành.
Khoảng cách giữa các rui được tùy chỉnh phù hợp với độ dài của mái nhà. Kích thước của rui cũng sẽ được làm nhỏ hơn hoành.
>Xem thêm: 13+ Mẫu nhà gỗ đẹp đơn giản theo kiến trúc cổ truyền Bắc Bộ
Mè trong kết cấu mái nhà gỗ cổ truyền
Trong kết cấu mái nhà gỗ cổ truyền, đi kèm với rui sẽ là mè. Mè được coi là những dầm phụ nhỏ, đặt vuông góc với rui và đặt song song với hoành.
Mè nằm gối với rui trong kết cấu mái nhà gỗ cổ. Khoảng cách giữa các mè sẽ được điều chỉnh là nhỏ nhất nhưng vẫn đủ chỗ hổng để lợp ngói.
Gạch màn trong kết cấu mái nhà cổ truyền Bắc bộ
Thay vì lợp trước tiếp ngói, người Việt cổ đã sáng tạo thêm phần gạch màn. Gạch màn sẽ được lợp trước sau đó sẽ lợp ngói lên trên gạch màn.
Điều này mang lại 2 lợi ích: thứ nhất giúp tạo độ phẳng để quá trình lợp ngói diễn ra thuận lợi hơn. Thứ hai lớp ngói màn sẽ giúp cho căn nhà bớt nóng hơn và tăng khả năng chống thấm dột.
>Xem thêm: Kết cấu mái nhà gỗ cổ truyền miền Bắc bao gồm những gì?
Ngói ta truyền thống trong kết cấu mái nhà gỗ cổ
Ngói ta truyền thống là loại ngói thông dụng lợp mái những ngôi nhà cổ truyền ở vùng đồng bằng Bắc bộ. Loại ngói này được làm từ đất sét nung bằng phương pháp thủ công cho ra chất ngói cứng cáp, chắc chắn và màu sắc đậm, đẹp mắt.
Loại ngói này còn có một đặc tính nữa đó là giữ ẩm, giúp cho rêu dễ dàng phát triển. Chính vì vậy khi lợp bằng loại ngói ta, sau một thời gian dài sử dụng mái sẽ mọc rêu trông rất cổ kính.
Ngoài rắn chắn, ngói còn có khả năng tản nhiệt tốt giúp cho không khí bên trong căn nhà luôn mát mẻ kể cả khi trời nóng.
Xu hướng làm những căn nhà cổ truyền hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều gia chủ yêu thích những căn nhà gỗ cổ truyền bởi rất nhiều lý do như:
- Đời sống con người ngày càng cao, chính vì vậy nhu cầu có một không gian sống thôi là chưa đủ. Ngày nay, nhiều gia chủ rất quan tâm đến chất lượng sống và thẩm mỹ của các khối công trình.
- Nhà gỗ đem đến cảm giác thư thái tự nhiên phù hợp với nhu cầu ở và nghỉ dưỡng nhiều gia chủ đang tìm kiếm.
- Ngoài ra căn nhà còn có kiến trúc rất đẹp mắt, sang trọng và giàu giá trị lịch sử.
- Những ngôi nhà cổ truyền khi kết hợp với những căn nhà hiện đại đem đến một quần thể nhà ở thẩm mỹ và mới lạ. Nhà gỗ có thể kết hợp với nhiều kiểu nhà hiện đại khác nhau như: nhà mái Thái, biệt thự tân cổ điển, nhà cao tầng,….
- Những căn nhà gỗ cổ truyền đặc biệt là những căn nhà được làm từ loại gỗ chất lượng hảo hạng như: lim, gõ đỏ,… có giá trị sử dụng rất cao. Phù hợp để làm món quà truyền đời cho con cháu.
Trên đây chúng ta đã tìm hiểu chi tiết về kết cấu mái nhà gỗ cổ truyền, còn rất nhiều điều thú vị khác về ngôi nhà này, chúng tôi sẽ giới thiệu với quý vị trong những bài viết sau. Nếu quý vị có nhu cầu thiết kế nhà cổ truyền, hãy gọi đến số Hotline dưới bài viết để được các chuyên gia Kiến trúc Phúc Lộc tư vấn kỹ càng hơn.
Liên hệ đơn vị uy tín chuyên thiết kế nhà gỗ cổ truyền
Kiến trúc Phúc Lộc là một đơn vị chuyên thiết kế các công trình nhà gỗ cổ truyền. Như: nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian, nhà thờ từ đường, nhà gỗ sân vườn…Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề và nghiên cứu kiến trúc cổ truyền.
Chúng tôi luôn đảm bảo từng chi tiết thiết kế sẽ mang lại những giá trị tinh thần. Cũng như thể hiện đúng nét kiến trúc cổ truyền của Bắc Bộ.
Được thừa hưởng tinh hoa kiến trúc từ các nghệ nhân làm nhà gỗ tại làng nghề Chàng Sơn, huyện Thạch Thất Hà Nội.
Trải qua nhiều năm nghiên cứu về kiến trúc nhà Bắc Bộ. Đến nay kiến trúc Phúc Lộc đã thiết kế nhiều công trình trên cả nước. Trong số đó rất nhiều công trình đã được thi công trên thực tế. Điển hình như: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nghệ An…
Ngoài việc thiết kế, thì chúng tôi còn có cơ sở trực tiếp sản xuất. Đông thời thi công trọn gói công trình. Mang tên thương hiệu là nhà gỗ Phúc Lộc.
Nhà Gỗ Phúc Lộc là một trong những xưởng gỗ giữ gìn được nghề làm nhà gỗ kẻ truyền. Được thành lập và đi lên dưới sự quản lý của chuyên gia nhà gỗ Nguyễn Huy Khiêm. Cùng đội ngũ các bác thợ lâu năm, giàu kinh nghiệm trong làng Chàng Sơn.
Thông tin về kiến trúc Phúc Lộc
Hotline: 0936.247.222
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo những video hay về kiến trúc nhà cổ truyền
>Tham khảo những dự án thiết kế đẹp mắt
>Tham khảo: Kiến Trúc Phúc Lộc