Kiến trúc mái chùa ở Việt Nam có nhiều đặc điểm khác lạ, sở hữu sự độc đáo riêng. Đây là một bản sẽ văn hóa dân tộc được gìn giữ từ nhiều đời nay. Tuy nhiên, để hiểu sâu và kỹ hơn hãy cùng nhau đi tìm hiểu chi tiết những thông tin bổ ích dưới đây.
Video mẫu thiết kế quần thể nhà gỗ 5 gian 4 mái
Nội dung chính
Đặc điểm của kiến trúc mái chùa Việt
Phần mái là một trong những đặc điểm nổi bật làm nên các đình chùa và các mẫu nhà gỗ cổ truyền ở Việt Nam. Trong kiến trúc mái chùa Việt sẽ được chia thành các phần: mái lớn, góc mái, diềm mái, hệ thống mái đỡ.
- Hệ thống đỡ mái bao gồm: dầm, xà, bẩy, kẻ đỡ mái bằng gỗ. Đây là cấu kiện vừa có độ bền cao, vừa được đục chạm những hoa văn tinh xảo và mang tính thẩm mỹ cao.
- Phần mái lớn: Với công năng là giúp che mưa, che nắng và thích nghi với nhiều điều kiện thời tiết. Thường chiếm phần lớn chiều cao của toàn bộ công trình, mái chùa thường sải rộng tứ bề và tạo phần hiên lớn.
- Triền mái: Có độ hếch nhẹ, mà còn nhằm tạo mục đích thanh thoát nhìn từ ngoài vào.
- Góc mái và diềm mái: Sẽ được làm cong uốn ngược, thường thấy chủ yếu ở miền Bắc. . Ngoài ra góc mái còn được chạm hóa nhiều hoa văn nổi bật. Phần diềm mái được liên kết với ngói âm dương mang lại khả năng thoát nước cho nền kiến trúc này.
>Xem thêm: Quần thể nhà gỗ 5 gian 4 mái kết hợp nhà ngang mái thái trong khuôn viên sân vườn
Các kiểu kiến trúc mái chùa thường gặp
Ở kiến trúc dân gian, mái chùa thường sẽ được thiết kế theo dạng 4 mái hoặc 8 mái.
- Kiểu 4 mái: là kiến trúc mái chùa 1 tầng, lợp mái làm thành 4 mặt. Trong đó có 2 mặt chùa A và hai bên đầu hôi cùng 1 mặt mái trước. 4 mái thường được thiết kế ở đình chùa, nhà ở với quy mô không quá lớn. Nhưng vẫn tạo sự thanh thoát và đáp ứng về yêu cầu yếu tố tâm linh.
- Kiểu 8 mái: hay còn được gọi với cái tên là mái chồng diêm, gồm có 2 tầng và 2 lớp mái được chồng lên nhau. Đặc điểm của kiến trúc này là giúp cho công trình trở nên thông thoáng hơn, tạo sự uy nghi, bề thế hơn cho toàn thể công trình. Đây là kiến trúc phù hợp với những dự án kiến trúc cổ với quy mô lớn.
Vật liệu và hoa văn trang trí trên mái chùa Việt
Ở vị trí quan trọng, mái chùa tạo nên những đặc trưng riêng biệt. Trong đó để cấu tạo nên sự đặc biệt này bao gồm phần ngói và các hoa văn trang trí trên mái nhà:
- Các loại ngói trong kiến trúc mái chùa: Hiện nay có rất nhiều loại ngói được sử dụng trong kiến trúc cổ đó là: ngói âm dương, ngói mũi hài, ngói ta nung thủ công…Các loại ngói này được thiết kế với nhiều đặc điểm nổi trội như cách âm, cách nhiệt rất tốt. Hơn nữa xét về tính thẩm mỹ thì kiểu mái này tạo một sự rêu phong cổ kính, đậm chất cổ truyền.
- Những hoa văn được trang trí trên kiến trúc mái: Có khá nhiều họa tiết được đưa vào phần mái ngói của kiến trúc mái chùa. Trong đó thường thấy nhất là hình tượng rồng được chạm hóa. Họa tiết này chứa đựng nhiều giá trị văn hóa cổ truyền. Thể hiện niềm khát khao và mong ước của con người về một sự thuận hòa của trời đất.
>Xem thêm: 13+ Mẫu nhà gỗ đẹp đơn giản theo kiến trúc cổ truyền Bắc Bộ
Một số những hình ảnh thú vị về kiến trúc 8 mái của công trình Thủy Đình
Đơn vị chuyên thi công và thiết kế nhà gỗ
Nhà gỗ Phúc Lộc là đơn vị chuyên thi công trọn gói các dự án nhà gỗ cổ truyền. Đây là cơ sở uy tín và chất lượng nhiều năm nay và được nhiều gia chủ tin tưởng giao phó công trình. Các dự án nhà gỗ cổ truyền được thực hiện bao gồm: nhà gỗ sân vườn, nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian, kiến trúc đình chùa, nhà thờ họ, từ đường…
Điểm mạnh của nhà gỗ Phúc Lộc
- Có được sự chỉ đạo sáng suốt của Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm người có trình độ và kiến thức sâu rộng. Thêm đội ngũ chuyên gia và kiến trúc sư có kinh nghiệm chuyên sâu về nhà gỗ. Sẽ tư vấn đến quý vị và các bạn những thông tin kỹ nhất.
- Hệ thống xưởng với quy mô rộng, đảm bảo các công trình được thực hiện theo đúng tiến độ thi công đặt ra.
- Thợ của nhà gỗ Phúc Lộc được đào tạo và tuyển chọn kỹ lưỡng. Hơn nữa có kinh nghiệm lâu năm, từng làm nên nhiều công trình nổi tiếng như: Văn Miếu Quốc Tử Giám, 18 vị La Hán chùa Tây Phương
- Quý khách hàng sẽ được trực tiếp tham quan xưởng và nhà mẫu trước khi thực hiện công trình nhà gỗ.
Thông tin về kiến trúc Phúc Lộc
Hotline: 0936.247.222
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo những video hay về kiến trúc nhà cổ truyền
>Tham khảo những dự án thiết kế đẹp mắt
>Tham khảo: Kiến Trúc Phúc Lộc