Cuốn thư Đức Lưu Quang là đồ thờ cúng được dùng để tôn vinh công đức, cầu mong gia đình êm ấm và mang ý nghĩa về phong thuỷ. Vậy Đức Lưu Quang là gì và tại sao nên thờ loại cuốn thư này? Cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể trong bài viết sau.
Video ba mẫu cuốn thư đẹp của nhà gỗ Phúc Lộc
Nội dung chính
Đức Lưu Quang là gì?
Đức Lưu Quang là gì? Đây là cụm từ phổ biến thường xuất hiện ở các bức hoành phi hoặc cuốn thư bằng chữ Nôm và chữ Hán. Lựa chọn cụm từ “Đức Lưu Quang” thể hiện ý nghĩa đặc biệt về văn hoá và tâm linh. Xin mời quý vị tham khảo giải nghĩa về cuốn thư Đức Lưu Quang dưới đây:
Chữ Đức – 德:
Trong tiếng Việt chữ “Đức” có nhiều nghĩa và bao gồm: đạo đức, ân huệ, hạnh kiểm, khí tốt, nhất tâm nhất đức, đức chính và đức hoá.
Chữ “Đức” trong cụm từ Đức Lưu Quang có ý nghĩa về những điều tốt đẹp, thiện lành và hướng thiện tới dòng tộc, gia chủ. Đức tại tâm hướng con người tới con đường sống đạo, tôn trọng và làm cho mọi người yêu thương.
Chữ Lưu – 流:
Chữ “Lưu” trong cuốn thư Đức Lưu Quang có nghĩa là bảo tồn và lưu giữ. Trên câu đối hoặc bức hoành phi chữ “Lưu” có ý nghĩa về những điều không thể mất và để lại cho đời sau.
Chữ Quang – 光:
Chữ “Quang” trong từ “Đức Lưu Quang” thể hiện ý nghĩa về sự minh mẫn, sáng tỏ và thể hiện trí tuệ, niềm hy vọng, trí tuệ.
Chữ “Đức Lưu Quang” trong cuốn thư hoặc bức hoành phi câu đối có ý nghĩa công đức sáng rọi và ánh hào quang lưu truyền muôn đời. Điều đó thể hiện những ý nghĩa tốt đẹp của tổ tiên và ông cha cho thế hệ mai sau, nhờ công đức đó con cháu được hạnh phúc, ấm no.
Ý nghĩa bức cuốn thư “Đức Lưu Quang”
Vậy ý nghĩa của cuốn thư Đức Lưu Quang là gì? Xin mời quý vị cùng tìm hiểu dưới đây:
Ước muốn gia đình thuận hoà
Treo cuốn thư có chữ Đức Lưu Quang thể hiện mong muốn các thành viên trong gia đình và con cháu được hòa thuận, êm ấm như đúng ý nghĩa của chữ Đức. Các thế hệ mai sau ước muốn có cuộc sống tươi sáng và luôn phát huy những phẩm giá tốt của tổ tiên để lại.
Tôn vinh công đức của tổ tiên
Cuốn thư Đức Lưu Quang được treo tại nơi thờ cúng để tôn vinh những công lao của tổ tiên đối với đất nước và gia đình, cũng như đức tính đẹp của tổ tiên. Điều đó góp phần xây dựng gia đình văn hoá, làng xóm văn hoá và đất nước phát triển. Đức Lưu Quang thể hiện lòng hiếu thảo và thành kính đối của con cháu đối với tổ tiên, ông bà.
Ý nghĩa về phong thuỷ
Đức Lưu Quang còn có ý nghĩa về phong thuỷ và thường được treo ở trên bàn thờ gia tiên giúp cho không gian thờ cúng được trang nghiêm. Treo cuốn thư hay bức hoành phi có chữ Đức Lưu Quang để thu hút tài lộc và mang tới nhiều may mắn đến với gia chủ trong cuộc sống.
Đặc điểm của cuốn thư Đức Lưu Quang
Cuốn thư là đồ thờ cúng trong tâm linh văn hoá của người Việt và có hình chữ nhật hoặc cánh diều treo ở trên bàn thờ gia tiên. Chất liệu làm cuốn thư thường bằng đồng hoặc gỗ và có thể sơn son thếp vàng để phần chữ được nổi bật hơn.
Trên cuốn thư thường viết chữ ở lòng cuốn thư có thể là chữ Việt thư pháp hoặc chữ Hán nôm thể hiện đức tính tốt đẹp của tổ tiên và ước mong của gia chủ, con cháu. Chữ “Đức Lưu Quang” được nhiều người sử dụng và thường xuất hiện ở trên đầu cuốn thư.
Vị trí treo cuốn thư Đức Lưu Quang
Lựa chọn vị trí treo cuốn thư Đức Lưu Quang cũng rất quan trọng. Quý vị có thể treo trong không gian thờ cúng gia tiên như: nhà thờ tổ, nhà thờ gia đình hay khắc trên đá cẩm thạch của mộ đá dòng tộc. Cặp câu đối được treo ở cạnh bức hoành phi hay câu đối có chữ Đức Lưu Quang được nhiều gia chủ lựa chọn là:
Tổ Công Tông Đức Thiên Niên Thịnh
Tử Hiếu Tôn Hiền Vạn Đại Vinh.
Cách viết chữ Đức Lưu Quang
Trong tâm linh thờ tự chữ Đức Lưu Quang thường được viết bằng chữ quốc ngữ thư pháp hoặc chữ Hán Nôm. Khi viết chữ được khắc trên nền gỗ và sơn son thếp vàng để chữ được sáng cũng như nổi bật hơn.
Chữ Đức trong tiếng Hán là từ bộ xích, bộ nhất, bộ tâm, bộ thập, bộ mục tổ hợp thành 3 chữ.
- Chữ Sách: Ý nghĩa về bước đi và hành động.
- Chữ Trực: Thể hiện sự chính trực và thẳng thắn.
- Chữ Tâm: Tư duy, ý nghĩ và sự suy tư.
Bộ thập gồm 10 bộ ý nghĩa là mắt. Bộ xích là bộ chim chích thể hiện bước chân trái. Bộ nhất là số 1. Bộ tâm có ý nghĩa là tấm lòng và tâm trí. Để viết chữ Đức cần ghi nhớ câu “Chim chích mà đậu cành tre, thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm.”
Hy vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp quý gia chủ nắm rõ được ý nghĩa bức cuốn thư Đức Lưu Quang trong bộ đồ thờ và có cách treo phù hợp nhất. Nếu quý vị có nhu cầu làm nhà gỗ kẻ truyền nhưng chưa chọn được đơn vị thi công uy tín, hãy liên hệ Kiến Trúc Phúc Lộc theo hotline 0936 247 222 để được tư vấn cụ thể nhất.
Thông tin về kiến trúc Phúc Lộc
Hotline: 0936.247.222
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo: những video hay về kiến trúc nhà cổ truyền
>Tham khảo: những dự án thiết kế đẹp mắt
>Tham khảo: Kiến Trúc Phúc Lộc