Từ xa xưa, viết chữ nóc nhà gỗ đã là một trong những việc thể hiện ý nghĩa tâm linh sâu sắc được lưu truyền qua các thế hệ. Trở thành một nét đẹp đặc trưng trong văn hóa truyền thống của người Việt. Các chữ viết trên nóc nhà và câu đầu không chỉ mang lại vẻ đẹp ấn tượng, độc đáo cho ngôi nhà gỗ cổ truyền. Mà qua những dòng chữ đó còn thể hiện những mong ước tốt đẹp nhất đến với gia đình khi ở trong ngôi nhà mới. Để khám phá ý nghĩa sâu xa của các dòng chữ trên nóc nhà gỗ, cũng như biết thêm về những quy tắc viết chữ, mời quý vị theo dõi nội dung bài viết sau đây.
Tham khảo video nhà gỗ 3 gian 1 buồng
Nội dung chính
Tìm hiểu về chữ viết trên nóc nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ
Viết chữ trên nóc là việc rất quan trọng, do đó gia chủ cần tìm hiểu về ý nghĩa chữ viết và các quy tắc viết chữ sao cho đúng chuẩn.
Ý nghĩa các chữ viết trên nóc nhà gỗ
Một số mẫu chữ thường được gia chủ chọn để viết ở nhà gỗ cổ truyền miền Bắc như:
- “Tử Vi tinh chính chiếu
- Phú quý thọ khang ninh”
Theo chiêm tinh học, sao Tử Vi là ngôi sao mang đến những điều may mắn, tốt lành. Ngôi sao này chiếu đến đâu thì mọi người sẽ được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc đến đó. Vậy nên ý nghĩa của câu đối này chính là sao tử vi chiếu vào nhà, gia đình được hưởng cuộc sống phú quý, trường thọ, an khang và yên ấm.
- “Khương thái công tại thử
- Càn nguyên hanh lợi trinh”
Đây cũng là câu đối được nhiều gia chủ lựa chọn để viết chữ nóc nhà gỗ. Ý nghĩa của câu đối này là cầu mong gia đình được hưởng mọi điều tốt đẹp của đất trời. Những ám khí, tà ma sẽ tránh xa gia đình và mang lại sự yên bình cho khu đất.
- ”Tuế thứ canh Tý niên sơ bát Nguyệt thập lục nhật hoàng đạo thụ trụ thượng lương đại cát vượng”
Đây là dòng chữ được viết ở phần nóc với ý nghĩa thể hiện ngày giờ cất nóc đẹp, tốt lành.
Vị trí viết chữ nóc nhà gỗ cổ truyền
Vị trí viết chữ nóc nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ là trên thượng lương hay còn gọi là thanh nóc của ngôi nhà. Thượng lương là thanh xà trên đỉnh nóc nhà, được đặt theo chiều dọc của căn nhà gỗ. Phía dưới thượng lương là guộc và đấu thượng lương, có tác dụng đỡ thượng lương chắc chắn.
Thượng lương thường được chạm trổ một mặt với những hoa văn đơn giản, mềm mại và được lắp lại viền xung quanh. Các chữ viết trên thanh nóc là chữ Hán Nôm hoặc chữ Hán, được viết dọc theo chiều dài của thượng lương. Các chữ này thường được tô mực tàu để làm nổi bật hoặc dát vàng để tăng thêm vẻ sang trọng. Vàng dùng để dát lên mặt chữ phải là vàng lá, được dát nhẹ nhàng, cẩn thận, từng chút một, nên quây nilong quanh vị trí dát vàng để tránh bụi bẩn và tác động của gió khi thực hiện.
Quy tắc viết chữ nóc nhà nhà gỗ Bắc Bộ
Viết chữ nóc cần phải tuân theo quy tắc nghiêm ngặt về số lượng chữ trên thượng lương. Theo đó, số chữ viết trên nóc nhà phải có lượng chữ là: 5, 9, 13, 17, 21, 25… để đảm bảo chữ viết cuối cùng phải rơi vào chữ Sinh. Bởi, chữ Sinh trong “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” là quy luật tuần hoàn phát triển của vũ trụ ứng với người và vật. Điều này thể hiện ước mong người và vật trong ngôi nhà gỗ luôn may mắn, phồn thịnh, sinh sôi, phát triển và hạnh phúc.
Viết chữ nóc nhà gỗ có ý nghĩa tâm linh như nào?
Chữ viết trên thanh nóc nhà gỗ thể hiện ý nghĩa tâm linh sâu sắc như:
- Thể hiện ngày, giờ, tháng, năm phạt mộc hoặc khánh thành nhà gỗ. Điều này giúp con cháu đời sau biết được gốc gác cũng như niên đại của căn nhà gỗ.
- Thể hiện ước mong của gia chủ về những điều tốt đẹp, an lành và tránh xa những điều gian tà.
- Chữ viết trên thượng lương còn tiết lộ những điều quy phạm liên quan đến sức khỏe, tiền tài, danh vọng của cả gia đình.
Có thể nói, việc viết chữ trên nóc mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, mỗi chữ viết sẽ có ý nghĩa khác nhau phù hợp với từng gia đình. Do vậy gia chủ phải tìm hiểu kỹ càng và lựa chọn thầy đồ hoặc thầy phong thủy có kinh nghiệm viết chữ. Hoặc gia chủ cũng có thể xin chữ từ các vị sư trên chùa.
Như vậy, qua nội dung bài viết trên đây chúng ta đã cùng tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa của việc viết chữ nóc nhà gỗ cổ truyền, cũng như các quy tắc viết chữ. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích với quý vị. Nếu quý vị đang có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế nhà gỗ cổ truyền, vui lòng liên hệ đến hotline của Kiến Trúc Phúc Lộc để được nhận tư vấn kỹ càng từ chuyên gia.
Thông tin về kiến trúc Phúc Lộc
Hotline: 0936.247.222
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo: những video hay về kiến trúc nhà cổ truyền
>Tham khảo: những dự án thiết kế đẹp mắt
>Tham khảo: Kiến Trúc Phúc Lộc