Nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ được kết cấu từ hệ thống cột, xà, kẻ. Nhắc đến các cấu kiện này hẳn nhiều người sẽ cảm thấy khá xa lạ và chưa hiểu rõ. Vậy thì hãy cùng nhau khám phá từ những thông tin bổ ích dưới đây.
Nội dung chính
Nhà gỗ cổ truyền là gì?
Nhà gỗ cổ truyền hay còn gọi kẻ truyền Bắc Bộ là kiến trúc quen thuộc ở miền Bắc. Kiểu nhà này được phân chia thành nhiều loại: nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian, nhà gỗ 7 gian. Với chất liệu chính là từ gỗ tự nhiên, kết hợp với những chất liệu khác.
Kiểu nhà này là không gian sống lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên. Đặc biệt hơn nữa đây sẽ là nơi dành làm nơi thờ cúng tổ tiên thích hợp. Điểm nhấn của kiểu nhà này đó là các mẫu hoa văn được chạm khắc thủ công bằng tay. Nhờ đó mà giá trị về văn hóa dân gian được nâng lên.
Tham khảo thêm thiết kế nhà gỗ 3 gian 2 dĩ
Tìm hiểu về hệ thống cột, xà, kẻ của nhà gỗ truyền thống
Các cấu kiện chính tạo được bộ khung vững chắc cho nhà gỗ cổ truyền không thể không kể đến cột, xà, kẻ. Sau đây sẽ là các thông tin chi tiết để quý vị sẽ hiểu rõ hơn về hệ thống này.
Cột nhà cổ truyền
Trong hệ khung của nhà gỗ cổ thì cột là bộ phận chịu lực nén. Công trình được vững chắc đều dựa hoàn toàn vào cột. Ở nhà gỗ cổ truyền chúng ta thường thấy 3 dạng cột chủ yếu như:
- Cột cái: là cột quan trọng và to nhất được đặt ở hai đầu nhịp chính bên trong ngôi nhà.
- Cột con: hay còn gọi là cột quan, nhỏ hơn cột cái nằm ở đầu nhịp phụ hai bên nhịp chính.
- Cột hiên: là cột nằm bên ngoài hiên nhà ở phía trước. Được nối liền từ cột con ra phần ngoài hiên.
Xà của nhà gỗ truyền
Là cấu kiện giằng ngang chịu kéo, đây là phần liên kết các cột với nhau. Xà được bao gồm xà nằm trong khung và xà nằm ngoài khung. Hãy cùng điểm qua các loại xà của nhà gỗ cổ truyền.
- Xà thượng: Có chức năng liên kết các đỉnh cột cái, loại xà này song song với chiều dài nhà.
- Xà hạ: Liên kết các cột cái, ở bên dưới đỉnh cột. Xà này chạy song song với chiều dài của nhà giống xà thượng.
- Xà tử thượng: Có nhiệm vụ liên kết các cột quân của khung ở bên trên.
- Xà tử thượng: Là xà liên kết các cột quân của khung ở bên trên.
- Xà ngưỡng: Nhiệm vụ đỡ hệ thống cửa bức bàn, nối cột quân ở vị trí ngưỡng cửa.
- Xà hiên: Chức năng liên kết các cột hiên của các khung
- Thượng lương: Còn gọi là xà nóc được đặt vị trí trên đỉnh mái.
>>Xem thêm: Kết cấu nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ bao gồm những gì?
Kẻ nhà gỗ cổ truyền
Đối với nhà gỗ cổ truyền kẻ là các dầm đơn được đặt theo phương chéo của gác mái. Các loại kẻ bao gồm các loại sau:
- Kẻ ngồi: Là cấu kiện liên kết với cột quân và cột con nằm trong khung. Vị trí nằm trên các quá giang, có kích thước ngắn, được chạm khắc hoa văn nhẹ nhàng.
- Kẻ hiên: Có chức năng nối liền từ cột con ra cột hiên của nhà gỗ cổ truyền. Nhằm đỡ một phần mái của đầu cột hiên.
- Kẻ lợn: Đây là bộ phận tương đối quan trọng, củng cố cho bộ khung thêm vững chắc. Kẻ lợn nằm trong thiết kế vì kèo, có kích thước ngắn nhất trong các loại kẻ, thường để trơn không có hoa văn.
Hình ảnh thực tế của cột, xà, kẻ của nhà gỗ cổ truyền
Liên hệ đơn vị chuyên thi công trọn gói nhà gỗ truyền thống
Nhà gỗ Phúc Lộc là một trong những đơn vị chất lượng và có tiếng trong thi công các dự án nhà gỗ cổ truyền. Đặc biệt luôn hỗ trợ quý khách hàng xây nên những công trình như: nhà gỗ 5 gian, nhà gỗ 3 gian, nhà thờ họ, nhà từ đường, nhà gỗ sân vườn, đình chùa, miếu phủ…
Xưởng nhà gỗ Phúc Lộc có vị trí thuận lợi, nằm cách trung tâm Hà Nội về hướng Tây 25km. Bao gồm 4 xưởng thi công, 1 xưởng chuyên pha chế và lọc gỗ chuyển đi các xưởng thi công khác. Đặc biệt tại xưởng hội tụ nhiều thợ thi công giỏi, có tay nghề khéo léo.
Hơn nữa, đơn vị chúng tôi còn chuyên tư vấn thiết kế các hạng mục nhà gỗ gồm: tư vấn bản vẽ thiết kế, chất liệu làm nhà, nội thất, ngoại cảnh…Điều này là nhờ vào đội ngũ chuyên gia và kiến trúc sư. Tất cả những thắc mắc sẽ được giải đáp một cách chu đáo nhất.
Thông tin về kiến trúc Phúc Lộc
Hotline: 0936.247.222
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo các tin tức của kiến trúc nhà gỗ cổ truyền
>Tham khảo các video về kiến trúc nhà gỗ Bắc Bộ