Thượng lương nhà gỗ hay nghi lễ thượng lương nhà gỗ kẻ truyền 3 gian 5 gian sẽ là điều mà nhiều gia chủ tìm kiếm. Đây còn gọi là thanh nóc một cấu kiện quan trong không thể thiếu trong nhà gỗ kẻ truyền. Vậy cụ thanh nóc của căn nhà có gì đặc biệt? Nghi thức này sẽ diễn ra như thế nào? Tất cả sẽ được chúng tôi chia sẻ trong nội dung bài viết sau đây.
\
Video lễ thượng lương nhà gỗ
Nội dung chính
Thượng lương nhà gỗ là gì?
Thượng lương nhà gỗ hay còn gọi là cái nóc ngôi nhà là những cấu kiện đã không còn quá xa lạ với người yêu thích nhà gỗ. Thanh thượng lượng xà nóc chay dọc theo chiều ngang nhà. Được sử dụng để đỡ bờ nóc, nơi giao thoa của mái phía trước và ở phía sau nhà. Các mẫu hoa văn trên nóc nhà gỗ được trang trí tương đối đơn giản, nhưng lại rất nổi bật.
Nghi lễ thượng thương trong văn hóa của người Việt
- Lễ cất nóc nhà gỗ kẻ truyền là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt được thế hệ ngày nay gìn giữ và phát triển. Đây là nghi lễ được thực hiện sau khi bộ khung nhà được lắp dựng hoàn thiện.
- Ngày đặt thanh nóc luôn sẽ là ngày đẹp, phù hợp với vận mệnh của gia chủ.
- Về mâm lễ cúng cất nóc bao gồm: xôi gà, rượu muối, nước, bình hoa, mâm quả, bình hoa, bánh kẹo, hương nến, vàng mã…
- Bên cạnh đó, thanh nóc của căn nhà còn được bọc vải đỏ, hai đầu buộc hai lá vạn tuế, tượng trưng cho sự hạnh phúc và thịnh vương hơn. Đặc biệt bên trong còn có chút tiền lộc, để khi làm lễ cất nóc sẽ tán lộc cho mọi người lúc. Ngoài ra còn treo thêm lá cờ tổ quốc thể hiện sự uy nghi và trang trọng.
- Đội ngũ tham dự nghi lễ cất nóc nhà gỗ gồm: bác thợ cả, đội ngũ thợ làm nhà gỗ, gia chủ cùng các thành viên trong gia đình. Thể hiện được lòng thành kính với con cháu của gia đình
- Quá trình này sẽ được thực hiện bởi bác gia chủ. Sau nghi lễ thì đơn vị thi công sẽ trực tiếp kéo thanh nóc lên phần nóc nhà gỗ. Sau đó thì cùng gia chủ đặt vào vị trí của nó. Đầu tiên là thanh nóc ở giữa được đặt trước tiên, sau đó là hai thanh nóc bên cạnh của căn nhà gỗ kẻ truyền.
- Cuối cùng là sẽ là công đoạn thả tiền lộc xuống bên dưới tán lộc cho mọi người, mong cho gia đình người gặp được nhiều may mắn, tài lộc và gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống. Đây là một công đoạn quan trọng không thể thiếu.
Chữ viết trên thượng lương nhà gỗ kẻ truyền
- Mẫu chữ viết thượng lương có thể viết chữ Việt hoặc chữ Hán Nôm. Phần chữ này được xin từ những thầy đồ hoặc những thầy phong thủy có kinh nghiệm. Đây là những câu mang nhiều ý nghĩa của những thế hệ đi trước, muốn gửi gắm cho con cháu sau này.
- Chữ viết trên thượng lương nhà gỗ sẽ thường là “Phú quý thọ khang ninh” “Càn nguyên hanh lợi trinh” “Tử vi tinh chiếu trạch” “Khương thái công tại thử”. Bên cạnh đó thì còn có thể ghi lại ngày tháng làm nhà, năm làm nhà trên thanh nóc của ngôi nhà gỗ kẻ truyền.
Ý nghĩa trong nghi lễ thượng lương nhà gỗ
Nghi lễ thượng lương nhà gỗ được diễn ra đánh dấu một trong những ý nghĩa quan trọng như sau:
- Lễ cất nóc được tổ chức với mục đích đó chính là cầu mong cho mọi việc được may mắn và thuận lợi đến với công trình.
- Nghi lễ này như một lời báo cáo với thần thổ công về việc xây dựng một ngôi nhà trên mảnh đất này sắp được hoàn thiện.
- Đồng thời nghi lễ cũng là sự may mắn và mong cầu về sự bình an, làm ăn thuận lợi cho gia đình khi làm ngôi nhà này.
Những lưu ý trong lễ cất nóc nhà gỗ kẻ truyền
Để có thể thực hiện được nghi lễ cất nóc nhà gỗ kẻ truyền diễn ra suôn sẻ và đúng theo các bức chúng ta cần lưu ý một số những điều cụ thể như sau:
- Trong nghi lễ cất nóc cần được chuẩn bị mọi thức chỉn chu nhất
- Nghi lễ cất nóc nhà cần phải làm theo đúng quy trình, luôn đảm bảo diễn ra suôn sẻ và thuận lợi nhất.
- Ngày giờ cất nóc phải được xem xét là những ngày thuận lợi và chu đáo nhất cho gia đình.
- Đồ lễ luôn phải tươi mới và chuẩn bị đầy đủ tất cả mọi thứ. Đây đủ mọi thành phần tham gia nghi lễ trong quá trình cất nóc nhà gỗ.
Giới thiệu đơn vị uy tín chuyên làm nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ
Kiến trúc Phúc Lộc là một đơn vị chuyên thiết kế các công trình nhà gỗ cổ truyền. Như: nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian, nhà thờ từ đường, nhà gỗ sân vườn…Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề và nghiên cứu kiến trúc cổ truyền.
Chúng tôi luôn đảm bảo từng chi tiết thiết kế sẽ mang lại những giá trị tinh thần. Cũng như thể hiện đúng nét kiến trúc cổ truyền của Bắc Bộ.
Được thừa hưởng tinh hoa kiến trúc từ các nghệ nhân làm nhà gỗ tại làng nghề Chàng Sơn, huyện Thạch Thất Hà Nội.
Trải qua nhiều năm nghiên cứu về kiến trúc nhà Bắc Bộ. Đến nay kiến trúc Phúc Lộc đã thiết kế nhiều công trình trên cả nước. Trong số đó rất nhiều công trình đã được thi công trên thực tế. Điển hình như: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nghệ An…
Ngoài việc thiết kế, thì chúng tôi còn có cơ sở trực tiếp sản xuất. Đông thời thi công trọn gói công trình. Mang tên thương hiệu là nhà gỗ Phúc Lộc.
Nhà Gỗ Phúc Lộc là một trong những xưởng gỗ giữ gìn được nghề làm nhà gỗ kẻ truyền. Được thành lập và đi lên dưới sự quản lý của chuyên gia nhà gỗ Nguyễn Huy Khiêm. Cùng đội ngũ các bác thợ lâu năm, giàu kinh nghiệm trong làng Chàng Sơn.
Toàn bộ những chia sẻ về lễ thượng lương nhà gỗ kẻ truyền và giải nghĩa về cấu kiến này. Mong rằng quý vị và các bạn đã có thêm những kiến thức và kinh nghiệm trong việc làm nhà gỗ kẻ truyền. Nếu quý vị đang yêu thích về nét kiến trúc này hãy liên hệ với chúng tôi để được chuyên gia nhà gỗ tư vấn cụ thể.
Thông tin về kiến trúc Phúc Lộc
Hotline: 0936.247.222
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo: những video hay về kiến trúc nhà cổ truyền
>Tham khảo: những dự án thiết kế đẹp mắt
>Tham khảo: Kiến Trúc Phúc Lộc