Nhà thờ gỗ 3 gian là kiểu kiến trúc truyền thống chứa đựng nhiều giá trị văn hóa dân tộc sâu sắc. Dù là một kiểu kiến trúc đã từ lâu đời nhưng hiện nay nhà gỗ 3 gian vẫn được gìn giữ và xây dựng khá phổ biến. Trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị vẻ đẹp độc đáo trong kiến trúc của ngôi nhà gỗ 3 gian truyền thống.
Video nhà gỗ 3 gian sân vườn ao chòi 200m2
Nội dung chính
Cấu trúc nhà thờ gỗ 3 gian truyền thống
Nhà thờ gỗ 3 gian là một kiểu nhà truyền thống, không chỉ thể hiện vẻ đẹp của văn hóa, truyền thống dân tộc qua các mẫu hoa văn tinh xảo. Kiến trúc này còn có lịch sử hình thành lâu đời.
Chính vì vậy, nhà 3 gian cổ truyền luôn được xây dựng theo một cấu trúc cố định. Với mái ngói đỏ có độ dốc vừa phải, tạo cảm giác thoáng mát và vững chắc. Cột nhà có đường kính lớn chịu lực chính cho ngôi nhà. Trên các cấu kiện nhà gỗ chạm khắc các họa tiết tinh xảo giúp tăng vẻ đẹp sang trọng, uy nghiêm cho nhà thờ.
Như tên gọi của nó, nhà gỗ 3 gian được chia làm 3 gian chính gồm: một gian chính giữa và hai gian bên ngoài cùng. Gian giữa đóng vai trò là trái tim của ngôi nhà. Đây cũng là gian thờ chính trong nhà thờ. Hai gian bên được sử dụng làm gian thờ phụ. Vật liệu làm nhà chủ yếu là gỗ, ngói và đá. Gỗ làm nhà thường gỗ tự nhiên chất lượng tốt như: gỗ lim, gỗ gõ đỏ, gỗ hương…
Bố trí nội thất trong nhà thờ gỗ
Gian giữa nhà gỗ là gian thờ chính, được dùng để thờ gia tiên và dòng họ. Gian chính sẽ gồm hai lớp:
Lớp ngoài gồm: Án gian thờ, bàn thờ ô xa hay sập thờ chân quỳ… được chạm trổ các mẫu hoa văn cầu kỳ, tỉ mỉ dùng để bài trí bộ đồ thờ tam sự, ngũ sự, mâm quả, ống hương, bát hương, đèn nến, đỉnh đồng…
Lớp trong gồm: 1 án gian thờ hoặc 1 chiếc kệ đặt trên bàn thờ chính dùng để đặt ngai thờ và bài vị. So với bàn thờ ở lớp ngoài của gian thờ chính, án gian thờ thường có hoa văn họa tiết trang trí đơn giản hơn, với chiều cao thường nhỉnh hơn khoảng 15 đến 20cm.
Ngoài ra, tại gian thờ chính không thể thiếu bộ hoành phi câu đối hoặc đại tự câu đối. Hoành phi câu đối trong nhà thờ gỗ đặc có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thờ cúng tổ tiên trong dòng họ, nó thể hiện các giá trị văn hóa và tư tưởng của dòng họ. Do vậy, việc lấy chữ và nghĩa để thờ cúng trong nhà thờ họ là rất quan trọng, không nên tùy tiện. Nó thường mang nội dung tôn kính ông cha, lưu giữ truyền thống, hạnh phúc lâu bền và mong ước phát đạt…
Hai gian bên ngoài cùng thường đặt các bàn thờ phụ thờ cúng các vị thần linh, thổ địa hay bà cô ông mãnh và một ban thờ cho nhà trưởng. Ngoài ra, hai gian này còn được sử dụng để lưu trữ các di vật, gia phả và các kỷ vật quan trọng của dòng họ. Các gian bên thường được thiết kế đơn giản nhưng vẫn giữ được sự uy nghiêm, trang trọng và linh thiêng.
Tại hai gian này thường đặt bàn thờ có kích thước nhỏ hơn gian thờ chính. Trên bàn thờ cũng được bài trí các vật phẩm thờ cơ bản. Gia chủ cũng có thể treo hoành phi, cửa võng và các đồ thờ khác như tại gian thờ chính. Tuy nhiên, gia chủ nên lựa chọn mẫu mã, kích thước và kiểu dáng sao cho phù hợp với tổng thể kiến trúc chung và hợp phong thủy.
Bên cạnh đó, gia chủ có thể bố trí thêm bộ trường kỷ gỗ ở hai gian bên nhà gỗ – vừa là đồ trang trí cho căn nhà, vừa là không gian tiếp khách mỗi khi có khách thăm nhà hay mỗi khi gia đình có tổ chức lễ lớn.
Hoa văn chạm khắc nhà thờ gỗ 3 gian
Những mẫu hoa văn được chạm khắc trong nhà gỗ thường là những hình ảnh gần gũi, quen thuộc với người Việt. Các mẫu hoa văn không chỉ có giá trị thẩm mỹ cao mà còn mang một giá trị văn hóa dân tộc sâu sắc, thể hiện ý chí, ước muốn của con người trong cuộc sống. Một số mẫu hoa văn thường được chạm khắc trong nhà gỗ phổ biến như: tứ quý, họa tiết hoa lá, tùng hạc diên niên, bức phù điêu cách điệu…
Kết cấu mái nhà thờ gỗ 3 gian
Nhà từ đường 3 gian truyền thống thường được lợp ngói đỏ với độ dốc 68%. Mục đích của việc thiết kế như vậy là để che mưa, che nắng, đồng thời cũng để đảm bảo thoát nước tốt.
Kết cấu mái nhà 3 gian gồm: hoành, rui, gạch màn, ngói mũi. Trong đó, hoành là dầm chính có vai trò đỡ phần mái, có chiều ngang theo chiều dài của ngôi nhà gỗ và được đặt vuông góc với phần khung nhà. Rui hay còn gọi là dầm phụ, được đặt theo chiều dốc của mái nhà và được đặt ở trên hoành. Lớp gạch màn được làm từ đất nung thủ công có tác dụng chống thấm dột và giúp che chắn, bảo vệ ngôi nhà. Một số loại ngói thường được dùng để lợp cho nhà từ đường 3 gian như: ngói mũi hài, ngói âm dương…
Trên đây là những thông tin về nét độc đáo trong kiến trúc nhà thờ gỗ – kiến trúc truyền thống. Hy vọng bài viết này sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn về kiến trúc cổ truyền này. Nếu quý vị đang có nhu cầu làm nhà từ đường gỗ 3 gian theo chuẩn kiến trúc nhà cổ truyền thì hãy liên hệ ngay đến Kiến Trúc Phúc Lộc theo thông tin phía dưới đây:
Thông tin về kiến trúc Phúc Lộc
Hotline: 0936.247.222
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo: những video hay về kiến trúc nhà cổ truyền
>Tham khảo: những dự án thiết kế đẹp mắt
>Tham khảo: Kiến Trúc Phúc Lộc