Lễ cúng cất nóc nhà là nghi lễ quan trọng khi thi công nhà gỗ cổ truyền. Vậy lễ cất nóc là gì? ý nghĩa? các bước chuẩn bị và quy trình như thế nào? Hãy cùng Kiến Trúc Phúc Lộc đi tìm hiểu trong nội dung bài viết sau đây.
Video cất nóc nhà gỗ lim lào 3 gian Ninh Hiệp – Gia Lâm – Hà Nội
Nội dung chính
Lễ cất nóc là gì?
Lễ cúng cất nóc nhà (đổ mái, lễ thượng lương) là nghi thức đổ nóc nhà hoặc lợp ngói. Đây là nghi lễ quan trọng khi làm nhà và bước cuối cùng để hoàn thiện công trình nên được gia chủ tổ chức long trọng.
Lễ thượng lương có ý nghĩa về tâm linh, như một nghi thức để báo cáo với thổ công về công trình đã hoàn thành và cũng là cách xác nhận đây là nơi an cư lạc nghiệp của chủ nhà. Khi thực hiện nghi lễ cất nóc theo đúng quy trình sẽ mang tới may mắn và tài lộc đến với gia chủ.
Chuẩn bị lễ cúng cất nóc nhà gồm những gì?
Để thực hiện nghi lễ cúng cất nóc nhà quý gia chủ cần chuẩn bị như sau:
Chọn ngày tốt làm lễ cất nóc
Điều đầu tiên khi chuẩn bị lễ cúng cất nóc nhà đó là cần lựa chọn được ngày tốt để làm lễ. Theo phong thuỷ của người Việt chọn ngày tốt để thực hiện cất nóc sẽ giúp cho mọi việc được thuận lợi và mang tới may mắn đến với gia chủ.
Khi chọn ngày cất nóc gia chủ nên tránh những ngày và giờ không tốt như:
- Ngày Thọ Tử: Vào các ngày 5, 14 và 23 Âm lịch.
- Ngày Tam Nương: Các ngày 3, 7, 13, 18, 22 và 27 Âm lịch.
- Ngày Dương Công Kỵ Nhật: Các ngày 13/1, 11/2, 9/3, 7/4, 5/5, 3/6, 8/7, 29/7, 27/8, 25/9, 23/10, 21/11 và 19/12 Âm lịch.
Bên cạnh đó gia chủ cũng nên tham khảo ý kiến từ những chuyên gia về phong thuỷ để được tư vấn chọn ngày làm lễ cất nóc phù hợp.
Mâm lễ cúng cất nóc nhà gỗ
Sắm lễ cúng cất nóc nhà gia chủ cần chuẩn bị mâm lễ gồm những vật phẩm như:
- Heo quay hoặc gà luộc: 1 con
- Bánh chưng hoặc xôi: 1 đĩa/1 chiếc
- Muối: 1 đĩa
- Gạo + nước: mỗi loại 1 bát
- Rượu trắng: 1 lít
- Thuốc lá: 1 bao
- Chè: 1 lạng
- Quần áo Quan Thần Linh: 1 bộ (gồm quần áo, mũ, hia (quần – áo – mũ là màu đỏ, kiếm màu trắng) có ý nghĩa tượng trưng cho những vị thần linh cai quản tại khu vực đất xây.
- Đinh vàng hoa: 1 bộ
- Vàng tiền: 5 lễ
- Quả tròn: 5 quả
- Hoa hồng đỏ: 9 bông
- Nhang đèn
Lưu ý: Việc sắm lễ cúng cất nóc nhà sẽ tuỳ theo vào điều kiện kinh tế cũng như văn hoá của từng địa phương sẽ có sự thay đổi.
Bài văn khấn làm lễ cất nóc
Sau khi chọn ngày tốt và đầy đủ các vật phẩm, quý gia chủ cũng nên lựa chọn bài văn khấn lễ cúng cất nóc nhà phù hợp. Người thực hiện nghi lễ cất nóc sẽ đọc văn khấn khi thực hiện nghi lễ.
Quy trình thực hiện nghi lễ cất nóc
Quy trình thực hiện lễ cất nóc nhà gồm các bước sau đây:
Bước 1: Chọn ngày giờ tốt để thực hiện nghi lễ cất nóc.
Bước 2: Chuẩn bị mâm cúng ngoài trời có đầy đủ vật phẩm như ở trên và đặt ở vị trí đẹp nhất.
Bước 3: Chủ nhà (hoặc chủ doanh nghiệp) sẽ thắp nhang mâm lễ.
Bước 4: Nghi lễ bắt đầu và người thực hiện sẽ đọc bài khấn cất nóc.
Bước 5: Sau khi cúng cất nóc xong sẽ hạ lễ, hoá vàng và thụ lễ để tiến hành cất nóc nhà.
Mượn tuổi cất nóc nhà được không?
Khi thực hiện lễ cúng cất nóc nhà nhiều gia chủ thắc mắc không biết có mượn tuổi được không? Theo các chuyên gia về phong thuỷ việc mượn tuổi làm lễ cất nóc để hoá giải những vận hạn xấu. Đó cũng là cách để thực hiện công trình an toàn, thuận lợi và gặp nhiều may mắn, tài lộc với gia chủ.
Tuy nhiên khi mượn tuổi cất nóc nhà cần lưu ý:
- Người mượn tuổi phải hợp với năm xây nhà và không phạm các hạn: Tam Tai, Hoang Ốc, Kim Lâu.
- Người mượn tuổi có sức khoẻ, đạo đức và tinh thần tốt.
- Cần có sự đồng ý giữa người mượn tuổi và người được mượn tuổi, cũng như thực hiện đầy đủ các nghi thức theo yêu cầu.
Những lưu ý khi làm lễ cất nóc nhà
Để thực hiện lễ cất nóc nhà được thuận lợi, quý gia chủ cũng nên tham khảo những lưu ý dưới đây:
- Trong quá trình thực hiện nghi lễ cần tránh làm đổ vỡ hoặc xô lệch mâm cúng.
- Người đại diện làm lễ có tuổi hợp mệnh với gia chủ và cùng tham gia thực hiện nghi lễ.
- Nên xem dự báo thời tiết trước khi đổ mái và cất nóc nhà.
- Không nên xây mái nhà có hướng đình chùa, miếu hay góc ao.
- Khi đổ mái nên quay về hướng Nam và có phần đỉnh mái kéo dài từ hướng Đông sang Tây.
- Mái nhà nên chọn màu xanh hoặc nâu sẫm, đây là những màu mang tới may mắn, thuận lợi đến với gia chủ.
Mong rằng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp quý gia chủ hiểu rõ hơn về lễ cúng cất nóc nhà về ý nghĩa cũng như quy trình thực hiện. Nếu quý vị cần tư vấn về thiết kế thi công nhà gỗ cổ truyền, vui lòng liên hệ Kiến Trúc Phúc Lộc qua hotline 0936 247 222 để được hỗ trợ tận tình nhất.
Thông tin về kiến trúc Phúc Lộc
Hotline: 0936.247.222
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo: những video hay về kiến trúc nhà cổ truyền
>Tham khảo: những dự án thiết kế đẹp mắt
>Tham khảo: Kiến Trúc Phúc Lộc