Lắp nhà gỗ là một công đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình thi công nhà gỗ kẻ truyền. Các bước lắp dựng nhà gỗ phải được thực hiện cẩn thận theo trình tự và các nguyên tắc riêng để đảm bảo kết cấu ngôi nhà vững chắc, kiên cố. Cụ thể quy trình lắp dựng nhà ra sao? Mời các vị gia chủ tìm hiểu chi tiết quá trình lắp dựng qua nội dung bài viết sau đây.
Nội dung chính
Tổng quan về nhà gỗ kẻ truyền
Nhà gỗ kẻ truyền là một loại hình nhà đã tồn tại từ lâu đời, chủ yếu tập trung ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Từ xưa, những nếp nhà gỗ cổ truyền luôn được xem là một biểu tượng văn hóa của người Việt Nam. Cho đến nay, những ngôi nhà gỗ kẻ truyền vẫn luôn giữ trong mình nét đẹp đặc trưng độc đáo mà không có ngôi nhà bê tông cốt thép hiện đại nào có được.
Nét đặc trưng của kiểu nhà này thể hiện rõ qua kiến trúc nhà, toàn bộ hệ thống cột, kèo, xà đến khung nhà đều được làm từ gỗ tự nhiên. Những loại gỗ được chọn để làm nhà gỗ đều là những loại gỗ quý, chất lượng cao như: gỗ lim, gỗ gõ đỏ, gỗ mít, gỗ xoan…
Chi tiết các bước lắp dựng nhà gỗ kẻ truyền
Sau khi hoàn tất quá trình gia công các cấu kiện nhà gỗ tại xưởng, đơn vị thi công sẽ vận chuyển các cấu kiện đến địa điểm lắp dựng thực tế. Tại đây sẽ tiến hành quá trình lắp nhà gỗ trong thực tế, quá trình này sẽ được thực hiện bởi những người thợ có tay nghề cao, cụ thể các bước lắp dựng như sau:
Lắp dựng hệ thống cột
Bước đầu tiên của quá trình lắp nhà gỗ kẻ truyền là lắp dựng các cột hậu và cột con của ngôi nhà. Việc này nhằm giúp cho ngôi nhà có điểm tựa vững chắc, đồng thời đây cũng sẽ là cơ sở để lắp dựng những cấu kiện sau của ngôi nhà.
Quá trình lắp dựng nhà kẻ truyền sẽ được thực hiện lần lượt từ trong ra ngoài, từ chính giữa sang hai bên. Đây là nguyên tắc lắp dựng nhà gỗ cơ bản giúp ngôi nhà được lắp dựng một cách tuần tự và theo đúng nét kiến trúc nhà cổ.
Lắp dựng hệ thống xà kẻ
Tiếp theo là khâu lắp dựng hệ thống xà, kẻ bẩy để tạo thành một bộ khung mái nhà gỗ vững chắc, đồng thời giúp nâng đỡ cho ngôi nhà. Các xà sẽ liên kết các cột với nhau, thực hiện theo thứ tự lần lượt từ đầu bên này qua đầu bên kia. Tiếp đó, người thợ sẽ lắp dựng các cấu kiện kẻ gồm các dầm đơn được đặt theo phương chéo của mái nhà gỗ, gác chồng lên các cột bằng liên kết mộng.
Trong bước này, người thợ luôn phải đảm bảo tuân thủ các quy chuẩn về độ chếch, độ nghiêng của các cấu kiện. Các cấu kiện sau khi được khớp vào mộng sẽ được người thợ gia cố thêm bằng vồ gỗ nhằm giúp các cấu kiện và mộng gỗ khít vào nhau. Điều này sẽ giúp ngôi nhà chắc chắn, bền bỉ hơn. Toàn bộ quá trình lắp các cấu kiện nhà ngày nay sẽ có sự hỗ trợ bởi dàn cẩu trục, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và sức người làm nhà gỗ.
Lắp dựng các chi tiết vách thuận
Vách thuận nhà gỗ được làm theo nhiều kiểu khác nhau như: vách thuận ốp đổ vỏ măng, vách thuận đục chạm bộ tứ quý hay điển tích… ngoài tác dụng giúp cho nhà gỗ kiên cố hơn, nó còn giúp tăng giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà. Vách thuận cũng bao gồm nhiều cấu kiện nhỏ tạo thành cụ thể như: con rường, câu bát, bức nách, xà ngang…Toàn bộ tạo nên một vì thuận đẹp và sang trọng cho ngôi nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ.
Đánh đá chỉnh cột nhà gỗ
Bước cuối cùng để hoàn tất quá trình lắp nhà gỗ là công đoạn đánh đá chỉnh cột. Thông thường, trước khi lắp dựng các hệ thống cột nhà gỗ, đơn vị thi công sẽ đặt những hòn đá chân cột đánh dấu mặt bằng tại các vị trí đúng theo bản vẽ thiết kế.
Sau khi hoàn tất lắp dựng các cấu kiện nhà, đơn vị thi công sẽ tiến hành đánh đá chỉnh cột nhà gỗ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đơn vị thi công đánh đá chân cột trước rồi mới lắp dựng các cấu kiện nhà gỗ.
Chi phí lắp nhà gỗ kẻ truyền có đắt không?
Chi phí lắp nhà gỗ đắt hay rẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau cụ thể như:
- Diện tích căn nhà gỗ: Chi phí lắp dựng nhà gỗ 5 gian sẽ đắt hơn nhà gỗ 3 gian.
- Vật liệu làm nhà gỗ: Nhà gỗ được làm bằng chất liệu gỗ cao cấp, quý hiếm sẽ tốn nhiều đắt hơn và ngược lại.
- Đơn vị thi công: Với đơn vị có đội ngũ thợ lành nghề, giàu kinh nghiệm thì chi phí sẽ đắt hơn so với thợ nghiệp dư, ít kinh nghiệm.
- Vận chuyển: Tùy địa điểm thi công thực tế gần hay xa xưởng gỗ mà chi phí thuê vận chuyển nguyên vật liệu sẽ khác nhau.
Qua nội dung bài viết trên đây, chúng ta đã cùng tìm hiểu chi tiết về các bước lắp nhà gỗ kẻ truyền. Hy vọng rằng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp quý vị có thêm kiến thức hữu ích về nhà gỗ, nắm được quy trình lắp dựng một ngôi nhà gỗ diễn ra như thế nào. Nếu quý khách có nhu cầu thi công nhà gỗ kẻ truyền 3 gian, 5 gian thì hãy gọi ngay đến Kiến Trúc Phúc Lộc theo hotline được ghi phía bên dưới đây. Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn cho quý khách kỹ càng và nhiệt tình nhất.
Hotline: 0936.247.222
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo: những video hay về kiến trúc nhà cổ truyền
>Tham khảo: những dự án thiết kế đẹp mắt
>Tham khảo: Kiến Trúc Phúc Lộc