Họa tiết hoa văn cổ Việt Nam trên nhà gỗ kẻ truyền

5/5 - (1 bình chọn)

Hoạ tiết hoa văn cổ Việt Nam trên kiến trúc nhà gỗ kẻ truyền không chỉ thể hiện tính thẩm mỹ, mà còn mang ý nghĩa tốt đẹp mà gia chủ muốn hướng tới. Cùng chúng tôi tìm hiểu các mẫu hoa văn cổ nhà gỗ được ưa chuộng hiện nay trong bài viết sau.  

Video nhà gỗ 5 gian cổ truyền Bắc Bộ

Họa tiết hoa văn nhà cổ Việt Nam
Ngôi nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ

Ý nghĩa của hoạ tiết hoa văn cổ Việt Nam

Họa tiết hoa văn nhà cổ Việt Nam
Hoa văn bẩy cò nhà gỗ kẻ truyền

Hoạ tiết hoa văn cổ Việt Nam thể hiện những ý nghĩa tốt đẹp và mang giá trị nghệ thuật. Cụ thể:  

  • Thể hiện tính thẩm mỹ: Dưới đôi bàn tay khéo léo và tỉ mỉ của người nghệ nhân hoa văn được đục chạm sinh động và có hồn. Điều đó thể hiện tính thẩm mỹ và vẻ đẹp tinh tế, sang trọng của ngôi nhà gỗ. 
  • Ước mong về những điều tốt đẹp: Từng hoa văn được đục chạm trên nhà gỗ thể hiện ý nghĩa tốt đẹp mà gia chủ muốn hướng tới. Đó là mong ước về bình an và cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 
  • Lưu giữ giá trị nghệ thuật: Họa tiết hoa văn được đục chạm trên nhà gỗ còn thể hiện giá trị tốt đẹp về nghệ thuật và được lưu truyền qua các thế hệ, không bị mai một. Hoa văn nhà gỗ truyền thống như những lời nhắc nhở con cháu nhớ về giá trị cội nguồn của dân tộc và luôn gìn giữ phát triển. 

Các hoạ tiết hoa văn cổ Việt Nam trên nhà gỗ

Xin mời quý vị cùng tìm hiểu các hoạ tiết hoa văn cổ Việt Nam trên nhà gỗ truyền thống dưới đây: 

Hoa văn ngũ phúc lâm môn

Họa tiết hoa văn nhà cổ Việt Nam
Hoa văn ngũ phúc lâm môn

Hoa văn ngũ phúc lâm môn thường được đục chạm ở cửa bức bàn của nhà gỗ kẻ truyền. Mẫu hoa văn này là hình tượng 5 con dơi bao quanh chữ phúc, thể hiện ý nghĩa về lời cầu chúc tốt đẹp, bình an, may mắn và hạnh phúc đến với gia chủ.

  • “Ngũ Phúc”: tượng trưng cho năm điều phúc lớn trong đời người theo quan niệm Nho giáo: Thọ (sống lâu), phú (giàu có), khang ninh (sức khoẻ và bình an), hảo đức (có đức hạnh đạo đức tốt) và thiện chung (kết thúc cuộc đời nhẹ nhàng, không tai ương).
  • “Lâm Môn”: có ý nghĩa là đến cửa nhà thể hiện ý nghĩa về điều phúc lành gõ cửa nhà gia chủ.

Hoa văn đục chạm hoa sen

Họa tiết hoa văn nhà cổ Việt Nam
Hoa sen trên bẩy cò nhà gỗ

Hoạ tiết hoa văn cổ Việt Nam đục chạm hoa sen đại diện cho sự tinh khiết, trong trắng và thanh cao. Mẫu hoa văn này thường được đục chạm trên cấu kiện bẩy cò, cửa bức bàn hoặc song khung ô thoáng nhà gỗ. Gia chủ cũng có thể kết hợp đục chạm hoa văn hoa sen với sen hạc hay sen rùa để tạo điểm nhấn cho ngôi nhà.  

Hoa văn đục chạm mai điểu 

Họa tiết hoa văn nhà cổ Việt Nam
Hoa văn mai điểu

Hoa văn mai điểu được đục chạm trên đồ thờ như sập thờ hay bẩy cò của nhà gỗ… với những đường nét mềm mại và thanh thoát. Mai biểu tượng cho sự thanh cao và tinh khiết, loài hoa thường nở vào mùa xuân. Điểu thường là chim sẻ, chim én, chim oanh yến… tượng trưng cho tự do, sự sống và niềm vui. 

Hoa văn mai điểu tượng trưng cho cuộc sống yên bình, hạnh phúc lứa đôi và phúc khí đủ đầy. Hoa văn mai điểu thường được chạm nổi với hình ảnh chim đậu trên cành mai đang nở tạo chiều sâu và chuyển động. Hoặc chạm chìm khi chạm khắc hoa văn phụ với chi tiết nhỏ. 

Hoa văn tứ quý trên nhà gỗ kẻ truyền

Họa tiết hoa văn nhà cổ Việt Nam
Hoa văn tứ quý nhà gỗ kẻ truyền

Hoạ tiết hoa văn cổ Việt Nam tứ quý phổ biến trên các cấu kiện nhà gỗ như: cửa bức bàn, khung song ô thoáng, kẻ hiên, cánh cổng nhà gỗ… Hoa văn tứ quý “tùng – cúc – trúc – mai” đại diện cho bốn mùa hoa lá tươi tốt. 

  • Tùng: thể hiện sống bền bỉ, vượt gian nan, khí phách.
  • Cúc: sự bình dị, trường thọ, cao khiết.
  • Trúc: ý nghĩa về sự chính trực, dẻo dai, kiên cường.
  • Mai: thể hiện sức sống, thanh cao, khởi đầu mới. 

Mẫu hoa văn tứ quý được đục hoá và lồng ghép với những họa tiết khác để cấu kiện đẹp và ấn tượng hơn như: mai điểu (chim và chữ điểu), chữ phúc – lộc – thọ – đức, tứ linh (long – lân – quy – phụng) trong không gian thờ cúng.

Hoa văn lá lật trên nhà gỗ kẻ truyền

Họa tiết hoa văn nhà cổ Việt Nam
Hoa văn lá lật nhà gỗ

Mẫu hoa văn lá lật được ưa chuộng khi trang trí nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ  tạo nên vẻ mềm mại, uyển chuyển và cổ kính cho không gian. Mẫu hoa văn này được đục chạm trên các cấu kiện nhà gỗ như: câu đầu, kẻ ngồi, kẻ hiên, con rường… 

Lá lật mô tả hình ảnh chiếc lá cong uốn ngược và được cách điệu uốn lượn như sóng nước hoặc đám mây tạo cảm giác chuyển động mang tới sinh khí. Mẫu hoa văn lá lật thường được kết hợp với chi tiết rồng phượng, tứ linh, tứ quý hay ngũ phúc giúp cân đối bố cục. 

Ý nghĩa của hoa văn lá lật thể hiện: 

  • Sinh sôi và phát triển: lá non lật ngược thể hiện sức sống và sự phát triển không ngừng.
  • Mềm mại và uyển chuyển: giúp cân bằng với những chi tiết kèo, cột hay xà tạo sự hài hoà.
  • Ý nghĩa về phong thuỷ: tạo dòng chảy khí lưu thông và lưu chuyển sinh khí tốt trong nhà.
  • Tính thẩm mỹ: làm nền và tạo khung cho những hoa văn chính như: rồng, phượng, tứ quý… 

Trên đây là các mẫu hoạ tiết hoa văn cổ Việt Nam trên kiến trúc nhà gỗ, hy vọng sẽ giúp gia chủ lựa chọn được mẫu hoa văn phù hợp với không gian của ngôi nhà. Mọi thông tin cần tư vấn làm nhà gỗ kẻ truyền, vui lòng liên hệ Kiến Trúc Phúc Lộc qua số hotline 0973 812 666 để được giải đáp tận tình nhất.

Thông tin về kiến trúc Phúc Lộc

Hotline: 0973 812 666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo: những video hay về kiến trúc nhà cổ truyền

>Tham khảo: những dự án thiết kế đẹp mắt

>Tham khảo: Kiến Trúc Phúc Lộc