Tất tần tật về nghi lễ nhập trạch nhà gỗ cổ truyền

5/5 - (1 bình chọn)

Lễ nhập trạch là nghi thức quan trọng khi làm nhà gỗ cổ truyền không chỉ thể hiện tính tâm linh và lòng thành kính với tổ tiên, mà còn là bước khởi đầu để cầu mong cuộc sống mới thuận lợi. Vậy lễ về nhà mới là gì?, chọn ngày giờ thế nào và cách thực hiện thế nào? Chúng tôi sẽ giải đáp câu trả lời ngay sau đây.

Video về lễ nhập trạch ngôi nhà gỗ kẻ truyền

Lễ nhập trạch là gì?

Tổng quan về nghi lễ về nhà mới

Lễ nhập trạch là nghi lễ truyền thống được tổ chức khi gia đình chuyển vào nhà mới hoặc chuyển về nơi ở mới. Đây là hoạt động mang ý nghĩa tâm linh, thể hiện sự cầu xin sự bình an, may mắn, thịnh vượng và tài lộc đến với các thành viên trong gia đình. Dưới đây là ý nghĩa của lễ về nhà mới: 

  • Mở đầu cuộc sống mới: Lễ về nhà mới đánh dấu sự bắt đầu cuộc sống mới tại ngôi nhà mới và cầu mong một cuộc sống hạnh phúc, ấm no và thuận lợi. 
  • Cầu sức khoẻ và bình an cho gia đình: Đây là dịp để gia chủ cúng thần linh, tổ tiên, cầu cho gia đình luôn khỏe mạnh, bình an và gặp nhiều thuận lợi trong công việc, học hành. 
  • Kết nối với tổ tiên: Lễ về nhà mới cũng là dịp để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, mong tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu.

Chuẩn bị cho trong nghi lễ nhập trạch  

Mọi thứ trong nghi lễ được thực hiện chuẩn chỉnh

Xin mời quý vị cùng tham khảo cách chuẩn bị đồ cúng trong nghi lễ nhập trạch nhà gỗ cổ truyền như sau: 

Chọn ngày giờ hợp mệnh 

Ngày giờ làm lễ được chọn kỹ lưỡng

Đầu tiên gia chủ cần lựa chọn ngày giờ đẹp hợp mệnh gia chủ. Cụ thể:  

  • Chọn ngày hoàng đạo: Ngày hoàng đạo là những ngày tốt lành được nhiều gia chủ lựa chọn để thực hiện các công việc quan trọng như: nhập trạch, cưới hỏi, hay khai trương. 
  • Chọn giờ hoàng đạo: Giờ hoàng đạo sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn và thuận lợi. Các giờ hoàng đạo thường được tính theo từng ngày và thường là giờ Tý (23h-1h), giờ Ngọ (11h-13h), giờ Mùi (13h-15h), giờ Dậu (17h-19h)… 
  • Tính theo mệnh gia chủ: Việc chọn ngày giờ thực hiện nghi lễ nhập trạch còn phải phù hợp với mệnh của gia chủ để tránh những ngày, giờ xung khắc.  
  • Tránh ngày xung khắc: Tránh các ngày xung khắc với tuổi và mệnh của gia chủ như: ngày Tam Nương, ngày Nguyệt Kỵ hoặc các ngày có sao xấu.

Chuẩn bị bàn thờ và lễ vật cúng nhập trạch

Ban thờ được lau dọn sạch sẽ
Ban thờ và lễ vật được chuân bị chu đáo

Khi đã chọn được ngày giờ đẹp để thực hiện lễ nhập trạch, gia chủ cần chuẩn bị bàn thờ và lễ cúng như sau:

Bàn thờ nên được đặt ở vị trí trang trọng, lau sạch sẽ và hướng ra ngoài cửa chính hoặc theo hướng tốt theo mệnh gia chủ trong phong thủy. 

Lễ vật cúng nhập trạch tuỳ theo từng gia đình và  thông thường bao gồm: 

  • Hoa tươi: Nên chọn các loại hoa tượng trưng cho sự tinh khiết và may mắn như: cúc, huệ trắng, ngọc lan…  
  • Ngũ quả: Ngũ quả tượng trưng cho sự sung túc và đầy đủ gồm: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt hoặc chuối, ớt, bưởi, quất, lê
  • Hương (nhang) và nến cốc: Một nắm nhang và một cặp nến cốc
  • Tam sên: Bao gồm tôm, cua, thịt và trứng vịt, mỗi loại 1 con hoặc 1 thứ
  • Gà luộc: 1 con
  • Xôi: Một đĩa xôi hoặc bánh chưng
  • Trầu cau: 3 miếng trầu đã têm
  • Muối gạo: Một đĩa muối gạo
  • Muối, gạo và rượu: Chuẩn bị mỗi thứ 1 lọ 
  • Trà, rượu và nước: Mỗi loại 1 lọ 
  • Bộ vàng mã: 6 con ngựa các màu và mũ, kiếm, giày, quần áo, mũ áo quan, tào quan. Tiền giấy, vàng lá và nến mỗi thứ chuẩn bị 5 tập. 

>>Điều này còn tùy theo văn hóa và phong tục tập quán của từng vùng miền sẽ có những đồ cúng lễ khác nhau.

Cách cúng nhập trạch ở nhà gỗ cổ truyền 

Nghi lễ cúng nhập trạch được diễn ra trang trọng và thành kính
Nghi lễ được thực hiện bởi thầy có kinh nghiệm

Sau khi chuẩn bị lễ vật, gia chủ thực hiện cúng nghi lễ nhập trạch như sau:

  • Thắp hương: Thắp ba nén hương và lạy ba lạy để mời các vị thần linh, tổ tiên về chứng giám.
  • Đọc văn khấn: Lời văn khấn cần đọc một cách trang trọng và thành kính. Có thể tham khảo văn khấn nhập trạch truyền thống.
  • Mời thần linh và tổ tiên: Sau khi khấn, gia chủ mời các thần linh, tổ tiên về hưởng lễ vật và phù hộ cho gia đình.

Những lưu ý khi làm lễ nhập trạch nhà gỗ cổ truyền 

Mọi người đều rất thành tâm trong quá trình diễn ra nghi lễ

Khi thực hiện nghi lễ nhập trạch về nhà mới gia chủ cũng nên lưu ý như sau: 

  • Lễ tạ khi thu dọn đồ lễ: Gia chủ sẽ đứng trước bàn thờ, thắp hương và cúi đầu thành kính để tạ ơn. Nói lời cảm ơn thần linh, tổ tiên và các vị thần bảo vệ cho ngôi nhà, mong muốn bình an, thuận lợi trong cuộc sống. 
  • Khấn Thổ Công trước rồi tới gia tiên: Thổ Công là vị thần cai quản nhà cửa, đất đai và mọi sinh hoạt trong gia đình. Trước tiên gia chủ cần khấn Thổ Công để mời thần vào bảo vệ ngôi nhà mới. Sau khi khấn Thổ Công, sẽ khấn gia tiên để tỏ lòng kính trọng và báo cáo với tổ tiên về việc chuyển nhà. 
  • Treo chuông gió trước cửa nhà: Treo chuông gió trước cửa nhà là một phong tục mang ý nghĩa mang lại tài lộc, may mắn và sự bình an cho gia đình khi nhập trạch về nhà mới. 

Hy vọng với chia sẻ ở trên sẽ giúp quý gia chủ hiểu rõ hơn về lễ nhập trạch nhà gỗ cổ truyền và có sự chuẩn bị phù hợp nhất. Nếu quý vị có nhu cầu làm nhà gỗ, vui lòng liên hệ Kiến Trúc Phúc Lộc qua số hotline 0973 812 666 để được tư vấn cụ thể nhất.  

Thông tin về kiến trúc Phúc Lộc

Hotline: 0973 812 666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo: những video hay về kiến trúc nhà cổ truyền

>Tham khảo: những dự án thiết kế đẹp mắt

>Tham khảo: Kiến Trúc Phúc Lộc