Y môn là nội thất quan trọng trong văn hóa thờ tự gia tiên của người Việt Nam. Y môn thờ được chạm trổ kỳ công, tỉ mỉ với những hoa văn tinh xảo, đẹp mắt. Nó mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, góp phần tạo nên không gian thờ tự thiêng liêng. Để tìm hiểu chi tiết về y môn và ý nghĩa của đồ nội thất này trong không gian thờ tự, mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây.
Y môn Thiều Châu Nhà gỗ Phúc Lộc
Nội dung chính
Y môn là gì?
Y môn còn được gọi là thiều châu, là một loại cửa có dạng giống hình chữ “M”, được ví như một tấm rèm che phía trước bàn thờ. Có tác dụng phân cách khu vực thờ cúng với không gian bên ngoài, tạo nên sự trang nghiêm cho không gian thờ cúng.
Thiều châu thường được thiết kế và chạm khắc với nhiều họa tiết khác nhau như: Dơi Ngũ Phúc, Long Quy Phụng, Chiện Dơi, Thiều Châu Tứ Linh, Tứ Quý, Cửu Long tranh Châu… Thiều Châu có thể được phân thành 2 loại chính: Thiều Châu đơn (một lớp), Thiều Châu kép (hai lớp), tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, không gian thờ cúng và mục đích sử dụng để lựa chọn loại phù hợp nhất.
Trong văn hóa thờ gia tiên y môn có ý nghĩa gì?
Trong văn hóa truyền thống Việt Nam, tục thờ cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn đối với những người đã khuất và cầu mong sự bình an, may mắn cho gia đình. Trong nghi thức thờ cúng trang trọng ấy, y môn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc như:
- Thể hiện sự tôn kính đối với tổ tiên: Treo thiều chiều thể hiện sự kính trọng đối với tổ tiên, tạo ra một không gian linh thiêng để con cháu bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã khuất.
- Phân cách không gian: Y môn – Thiều châu được ví như một bức tường, giúp ngăn cách không gian bên ngoài và khu vực thờ cúng tổ tiên.
- Có ý nghĩa bảo vệ: Theo quan niệm dân gian, thiều châu có khả năng ngăn chặn những luồng khí xấu xâm nhập vào không gian thờ cúng, mang lại sự bình an cho gia chủ.
- Tạo không gian trang trọng: Thiều châu thường được làm từ các chất liệu sang trọng như gỗ, lụa, đồng và được chạm khắc tinh xảo. Việc sử dụng nội thất này góp phần tạo nên sự trang nghiêm, uy nghi cho không gian thờ cúng.
- Gìn giữ truyền thống: Thờ cúng gia tiên và treo thiều châu cửa võng là cách người Việt duy trì và bảo tồn những giá trị văn hóa, tinh thần của gia đình và dòng họ. Điều này giúp con cháu hiểu rõ hơn về cội nguồn và truyền thống của gia đình.
Chất liệu làm y môn thờ phổ biến hiện nay
Là món đồ nội thất trong không gian thờ cúng, việc lựa chọn chất liệu làm thiều châu thờ phù hợp là vô cùng quan trọng, bởi nó ảnh hưởng đến cả tính thẩm mỹ và độ bền của sản phẩm. Dưới đây là các chất liệu làm thiều châu phổ biến nhất hiện nay:
Y môn bằng gỗ
Thiều châu thường được làm từ các loại gỗ như: gỗ lim, gỗ gõ đỏ, gỗ hương, gỗ dổi,… Những loại gỗ này nổi tiếng với độ bền cao và các vân gỗ đẹp mắt. Ngoài ra, cửa võng làm từ gỗ còn có thể được sơn son thếp vàng, tạo nên vẻ đẹp sang trọng và đẳng cấp.
Trên cửa cấu kiện này thì các hoa văn sẽ được chạm khắc rất độc đáo, với các hình ảnh truyền thống như: Rồng phượng, tứ quý, tứ linh hoặc chữ Phúc, Lộc, Thọ,… Thể hiện mong ước về tài lộc và may mắn của gia chủ.
Y môn thờ vải
Y môn bằng vải thường được làm từ vải nhung hoặc lụa. Phần trên là một lớp vải bắt ngang, có màu sắc tương tự nhau, thường làm từ lụa hoặc nhung. Trên lớp vải này sẽ thêu các họa tiết sặc sỡ hoặc dán các dòng chữ đại tự. Hai bên cánh của cửa võng vải thường được làm bằng vải the, nhung hoặc vải thông thường. Hai cánh này được sổ từ phần ngang phía trên, được viền và thêu xung quanh bề mặt để tạo điểm nhấn.
Thông thường, nhiều gia đình có xu hướng vén phần cánh vải lên. Tuy nhiên, vào những ngày lễ hoặc ngày giỗ, phần cánh vải thờ sẽ được buông xuống để cúng khấn, bái viếng.
Y môn – Thiều châu bằng đồng
Thiều châu thờ bằng đồng được chế tác từ đồng thau hoặc đồng đỏ, trải qua các công đoạn đúc, chạm, khảm và đánh bóng tỉ mỉ. Cấu kiện này sử dụng bằng đồng được đánh giá là có độ bền cao, nên tuổi thọ của chất liệu này rất lâu dài. Màu vàng óng ánh của đồng tượng trưng cho sự sung túc và thịnh vượng.
Thiều châu thờ bằng đồng thường được trang trí với các hoa văn truyền thống như rồng phượng, hoa sen, chữ Hán, vân mây,… Những hoa văn này mang ý nghĩa tốt đẹp về tài lộc, may mắn, bình an và trường thọ.
Y môn – Thiều châu là một vật dụng trang trí trong không gian thờ tự gia tiên, thể hiện lòng hiếu kính, sự biết ơn của con cháu đối với tổ tiên.. Việc lựa chọn và sử dụng cấu kiện này cần hài hòa với tổng thể kiến trúc và không gian thờ tự. Vì vậy, mời bạn liên hệ với Kiến Trúc Phúc Lộc để được tư vấn về việc lựa chọn chất liệu, kích thước thiều châu sao cho phù hợp với không gian thờ tự.
Thông tin về kiến trúc Phúc Lộc
Hotline: 0936.247.222
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo: những video hay về kiến trúc nhà cổ truyền
>Tham khảo: những dự án thiết kế đẹp mắt
>Tham khảo: Kiến Trúc Phúc Lộc